Xao xuyến Tây Tạng vãn cảnh Vạn Niên

Mong ước được đến Tây Tạng từ lâu mà chưa có duyên, hai vợ chồng vô tình được biết ngôi chùa Vạn Niên trên đường Ven Hồ của Hồ Tây lưu giữ rất nhiều nét văn hóa điển hình của Tây Tạng theo Phật giáo Kim Cương Thừa nên dành dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tới vãn cảnh Chùa, âu là cũng có một chút xao xuyến Tây Tạng giữa lòng thủ đô...

Hai vợ chồng đi qua Chùa đã rất nhiều lần và lần nào cũng ngỡ ngàng muốn khám phá vẻ đẹp của Vạn Niên nên không khó khăn để tìm được Chùa. Trên đường Ven Hồ là cửa sau của Chùa, nhưng rất đẹp tưởng như chính là cửa chính, bởi các họa tiết hoa văn trang trí rất tinh xảo, phong phú, đặc sắc. Hai vợ chồng dừng tại cổng sau chụp ảnh trước khi quay lại cổng trước trên đường Lạc Long Quân để vãn cảnh Chùa:
Cổng sau của Chùa có ba khu cửa, đây là khu cửa chính, hai khu cửa phụ nhỏ hơn một chút
Trên tường bao quanh Chùa tại mỗi góc là một tượng vàng, hai bên cửa chính và phụ cũng là tượng vàng, còn giữa là các bức tượng nhỏ hình như là các vị hộ pháp?
Tường rào được ốp các bức gỗ đẹp lắm, mỗi khung là một hình ảnh con vật hoặc phong cảnh hoặc những  biểu tượng của dòng Phật giáo Kim cương thừa Tây Tạng
Hình tượng các Chùy Kim Cương tạo thành bánh xe Pháp luân được lồng ghép khéo léo trong họa tiết trang trí tại Chùa
Hình tượng Chùy Kim cương được tìm thấy trong rất nhiều phù điêu trang trí, cánh cửa... của Chùa
Hình tượng đầu rồng rất lạ và đặc sắc, vừa toát lên vẻ đẹp uy nghiêm, lại ẩn chứa sự thân thương trìu mến. Hình tượng rồng xuất hiện tại Chùa với mật độ rất cao, trên các cánh cổng, trên lư hương, trên phù điêu...
Lư đốt hương và hóa vàng, được xây bậc rất tỉ mỉ chu đáo, các trụ cột được tạo thành bởi hình tượng rồng uốn lượn khéo léo, chứng tỏ tâm huyết và sự cẩn trọng của người sáng tạo và làm ra nó
Lầu Quan Âm.
Không như các ngôi chùa khác, Vạn Niên Tự không chú trọng nhiều vào sự đối xứng, gần như mỗi tạo phẩm chỉ có một mà thôi
Một góc nhìn từ Chùa ra Hồ Tây
Bảo tháp (Chorten) là biểu tượng cho cốt tủy của Đức Phật
Trên thân Chorten có khắc những lời trì chú bằng tiếng Tạng
Một lần nữa, các biểu tượng chùy kim cương, bánh xe pháp, các vị Ala hán được gặp trong trang trí tại phần đế của Chorten
Có thể gặp ở Chùa rất nhiều loại hoa, trong đó vợ ấn tượng nhất hoa lan đủ các màu. Bức ảnh này ghi lại giò lan tím giống màu sắc trang phục hôm nay của hai vợ chồng :x Khi chồng chụp ảnh cho vợ bên lan tím, một chú bướm nhỏ bay vờn xung quanh :) Ngoài ra chùa còn có chậu mai nở vàng tươi rực rỡ, vợ được một cánh hoa mai vàng rơi khẽ vào lòng bàn tay và cảm thấy một niềm vui nho nhỏ trong không khí yên bình nơi nhà chùa như thực sự được nương mình vào chốn cửa Phật...
Chùy Kim Cương (Kim Cương Chử) biểu tượng cho sự giác ngộ của Đức Phật. 8 chiếc Chùy Kim Cương hợp thành Bánh xe pháp (Pháp luân) tượng trưng cho giáo pháp cùa dòng Kim Cương thừa Tây Tạng
Các đèn lồng và cột trụ cũng rất được chăm chút
Lư hương trang trí bằng hình tượng rồng
Lư hương nhỏ trang trí hình tượng rồng
Lối kiến trúc và họa tiết trang trí đậm chất Tây Tạng rất độc đáo so với các chùa tại Việt Nam, ví dụ như ở đây là dãy các cửa sổ cao, hẹp, trong cánh cửa đang mở có chuông gió bằng gỗ giống cây chuông gió của bố Hương ở nhà :)
Nét kiến trúc độc đáo gợi hình tượng những ngọn núi hùng vĩ tại Himalaya
Dải cờ phướn là một trong những đặc điểm dễ nhận biết sự khác biệt bởi màu sắc giữa Phật giáo Tây Tạng (Lam Đỏ Vàng Lục Trắng)  với Phật giáo Việt Nam (không dùng màu Lục mà dùng màu Cam)
Hình tượng rồng nâng bánh xe pháp
Một chút nắng vàng cho khoảnh khắc xao xuyến...
Không gian Chùa rất lắng đọng.
Những kiến trúc tỉ mỉ khó có thể tìm thấy ở nơi khác
Hình tượng chùy kim cương rất nổi bật
Hai vợ chồng chụp tại tấm biển giới thiệu về chùa. Chùa được xây dựng từ năm Thuận Thiên thứ hai 1014 khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long. Gần đây Chùa có thêm bức tượng ngọc rất lớn, cao 1m3 càng làm tăng vẻ đẹp và tôn thêm sự linh thiêng của Vạn Niên Tự.
Tên tiếng Hán của chùa - Vạn Niên Tự - được khắc nổi tại cổng chính của Chùa trên đường Lạc Long Quân. Chùa cũng được Chính quyền địa phương đánh số với số 364 Lạc Long Quân.
Khi vợ vào lạy tạ các vị Phật, một số cô bác đang đọc chú vãng sinh. Cầu xin Đức Phật đại từ đại bi phổ độ, cứu giúp chúng sinh chúng con hướng đến một cuộc sống thiện lành. Mô Phật!
Tags: travel

10 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc