Thị trường tóc


Trong tiểu bang Andhra Pradesh ở miền Đông Nam Ấn Độ có một cụm bảy ngọn đồi. Tọa lạc trên đỉnh một trong những ngọn đồi đó là Đền Tirumala Venkateswara. Có niên đại gần 2000 năm, đây là địa điểm tôn giáo được mọi người đến thăm nhiều nhất trên thế giới. Với lượng khách đến thăm gấp 3 lần của Vatican, Tirumala đón tiếp gần 20 triệu khách hành hương mỗi năm. Khoảng một nửa trong số đó là phụ nữ, những người tham gia một buổi lễ mà họ hy vọng sẽ mang lại may mắn. Có lẽ họ vẫn chưa tìm được chồng. Có lẽ con họ bị bệnh. Họ tin rằng, để thay đổi vận may của mình, một hành động đặc biệt cần phải được thực hiện.


Vì vậy, sau khi chờ đợi theo một hàng dài hàng dặm, 25.000 phụ nữ mỗi ngày bước lên những bậc thang của một tòa nhà đặc biệt. Bên trong tòa nhà có sáu trăm thợ cắt tóc ngồi. Những người phụ nữ cúi xuống và, các thợ cắt tóc cạo tóc của họ bằng một vài đường dao cạo tài tình. Những mái tóc này trước đây thường bị vứt bỏ. Tuy nhiên, ngày nay, nếu mái tóc đó còn 'nguyên' (virgin) - nghĩa là, chưa từng nhuộm, chưa từng xử lý, chưa từng được cắt, khi chảy dài (cascade) từ đầu cô gái xuống hai, ba feet hay nhiều hơn - mái tóc sẽ có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đơn thuần là tinh thần. Nó sẽ được bán đấu giá cho người bán hàng rong được cấp phép (peddler); năm ngoái, Tirumala đã tổ chức vài cuộc bán đấu giá trực tuyến, mỗi một ngày thu về $27 triệu USD. Người bán rong bán tóc cho các nhà xuất khẩu, các nhà xuất khẩu bán tiếp cho các nhà sản xuất, những người sẽ xử lý và bán tiếp cho các nhà phân phối, các nhà phân phối bán tiếp cho các tiệm làm đẹp (salon), những người sẽ đính nó lên đầu của hàng triệu phụ nữ phương Tây.


Cắt tóc đã là cách để xóa cái tôi, giờ thêm tóc vào là cách để gia tăng cái tôi (ego boost).

Đọc kĩ thêm ở đây. Ai có thể ngờ thị trường tóc lại dính đến mafia Nga, thần bí Ấn Độ, và "precious" của Paris Hilton... 
Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc