Vì sao vấn đề ‘biến đổi khí hậu’ nóng trở lại?

Peoples Climate March, 2012. Photo courtesy Annette Bernhardt.

Ngày 21 tháng Chín, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã cùng hàng nghìn người tham gia tuần hành dọc các con phố ở New York để kêu gọi hành động chống biến đổi khí hậu. Nhà tổ chức cuộc tuần hành tuyên bố các hoạt động tương tự diễn ra ở 161 quốc gia. Những lời kêu gọi (admonition) toàn cầu này nhắm tới hơn 100 nguyên thủ quốc gia sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp quốc từ ngày 23 tháng Chín do ông Ban Ki Moon triệu tập. Cuộc tuần hành và hội nghị diễn ra vài năm sau khi biến đổi khí hậu không còn được quan tâm (slip down) trong chương trình nghị sự quốc tế. Vì sao vấn đề này gần đây lại nóng lên?

Từ 2009, khi các nước tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) thất bại trong việc thiết lập một thỏa thuận chung được kì vọng sẽ xuất hiện tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Copenhagen, những cuộc thảo luận ở cấp độ cao nhất về khí hậu đã trở nên rất hiếm hoi (scant). Điều này một phần do các nước không muốn lặp lại nỗi thất vọng ở Copenhagen, một phần do ‘lượng lo lắng hữu hạn’ (finite pool of worry) theo cách gọi của các nhà xã hội học: cả các chính trị gia và cử tri đều có nhiều thứ khác phải bận tâm từ mùa xuân Ả rập đến khủng hoảng đồng euro, thêm vào đó là tình trạng khí hậu cũng chưa xấu đi đáng kể.

Lí do chính khiến vấn đề khí hậu được hâm nóng lại là 6 năm sau hội nghị Copenhagen, UNFCCC đang lên kế hoạch một lần nữa tìm kiếm một thỏa thuận chung khi các nước thành viên gặp nhau ở Paris cuối năm sau. Mục đích cuộc gặp là thiết lập một thỏa thuận hạn chế lượng khí thải nhà kính và phối hợp hành động giữa các nước giàu và nghèo sẽ có hiệu lực từ 2020. Các cuộc tuần hành và sự kiện của ông Ban Ki Moon ở New York được thiết kể để mở màn cho quá trình này, một cách để các chính trị gia so sánh các giải pháp họ sẵn sàng đề xuất trước khi những cuộc đàm phán chính thức hơn diễn ra đầu năm sau.

Có một cảm giác chung rằng cuộc đàm phán ở Paris sẽ không như ở Copenhagen và sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó. Hoa Kì đã có những bước đi nhằm hạn chế khí thải nhà kính từ các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và Trung Hoa – nước phát thải nhiều nhất thế giới cũng đang thực hiện các dự án giảm và dần dần đảo ngược tỉ lệ tăng khí thải. Một thỏa thuận cả 2 nước này có thể kí kết sẽ lôi kéo được nhiều sự đồng thuận (assent) hơn ở Paris. Tuy nhiên, những gì mà thỏa thuận đó có thể đạt được chắc hẳn không đủ thỏa mãn những người tham gia các cuộc tuần hành. Họ muốn khí thải giảm mạnh ngay bây giờ, nhưng đó không phải là điều các chính trị gia ở những nền kinh tế lớn nhất định làm.

Đăng Duy
The Economist

Tags: idea

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc