Khôn ngoan hơn khi nhiều tuổi hơn?

Người Mỹ khôn ngoan hơn theo tuổi. Người Nhật Bản khôn ngoan ngay từ đầu.

Một hình mẫu điển hình của sự thông thái là hình ảnh một thiền sư già nhăn nheo mỉm cười từ bi những trò đùa của đệ tử của mình, trong khi gọi họ là những chú châu chấu nhỏ, tin rằng một ngày kia, họ cũng sẽ đặt chân trên con đường dẫn đến chính quả (wizened masterhood). Nhưng liệu đúng là con người sẽ khôn ngoan hơn khi nhiều tuổi hơn? Một nghiên cứu hai năm trước đây ở Bắc Mỹ bởi tiến sĩ Igor Grossman của Đại học Waterloo, Canada, khẳng định đúng vậy. Cố gắng định lượng sự hiểu biết hết sức có thể, tiến sĩ Grossmann thấy rằng người Mỹ già hơn sẽ hiểu biết hơn những người trẻ. Tuy nhiên, hiện nay tiến sĩ đã tiến hành thí nghiệm mới tương tự ở châu Á - vùng đất của những v thiền sư già, cụ thể là ở Nhật Bản. Tại đây, tiến sĩ đã thấy, ngược với phương Tây, những chú 'châu chấu nhỏ' hiểu biết bằng các sư thầy ngay từ đầu.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Grossman, mới được xuất bản trên tạp chí Psychological Science, mời 186 người Nhật Bản ở các độ tuổi khác nhau (various walks of life) và so sánh họ với 225 người Mỹ. Những người tham gia được yêu cầu đọc một loạt các bài báo giả vờ. Một nửa bài báo mô tả xung đột giữa các nhóm, chẳng hạn như một cuộc tranh luận giữa các cư dân của một hòn đảo nghèo khó Thái Bình Dương trong việc cho các công ty dầu mỏ nước ngoài được hoạt động sau khi phát hiện dầu khí. (Những người ủng hộ xem đây là một cơ hội để làm giàu, những người chống lại sợ sự rối loạn phong cách sống cổ xưa và thiệt hại sinh thái tiềm năng). Một nửa bài báo còn lại lấy mẫu các mục lời khuyên xử lí xung đột giữa các cá nhân như: anh chị em, bạn bè và vợ chồng. Sau khi đọc mỗi bài viết, những người tham gia được hỏi "Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra sau đó?" và "Tại sao bạn nghĩ rằng nó sẽ xảy ra theo cách này?". Trả lời của họ được ghi âm và chép lại.

Tiến sĩ Grossman và các đồng nghiệp đã loại bỏ thông tin liên quan đến tuổi từ bảng điểm, và bất kỳ thông tin nào cho biết quốc tịch của người tham gia, sau đó đưa các bản đã chỉnh sửa cho một nhóm các giám định viên. Các giám định viên được đào tạo để chấm điểm các trả lời một cách nhất quán, và đã được thử nghiệm cho thấy chấm điểm của họ có th so sánh thống kê với nhau.

Các giám định viên chấm điểm câu trả lời của người tham gia trên thang điểm từ 1-3. Chấm điểm như vậy cố gắng nắm bắt được mức độ những người tham gia đã thảo luận mà các nhà tâm lý học cho là năm khía cạnh quan trọng của lý luận khôn ngoan: sẵn sàng tìm cơ hội giải quyết xung đột, sẵn sàng tìm kiếm sự thỏa hiệp, thừa nhận các giới hạn của kiến ​​thức cá nhân, nhận thức có nhiều hơn một quan điểm có thể có đối với một vấn đề và đánh giá thực tế rằng mọi thứ có thể trở nên tồi tệ trước khi chúng trở nên tốt hơn.

Điểm một trên bất kì khía cạnh nào cho thấy người tham gia không cân nhắc vấn đề đóĐiểm hai cho thấy có một số cân nhắcĐiểm ba cho thấy cân nhắc rất kĩ. Các điểm s của mỗi người tham gia sau đó đã được cộng dồn và dùng phương pháp toán học để tạo ra một giá trị tổng thể từ 0 đến 100 cho sự hiểu biết giữa các cá nhân và giữa các nhóm.

Kết quả cuối cùng là, như Tiến sĩ Grossman đã tìm thấy trước kia, người Mỹ thật sự khôn ngoan hơn khi già hơnĐiểm khôn ngoan giữa các nhóm của họ trung bình là 45 ở tuổi 25 và 55 ở tuổi 75. Điểm số giữa các cá nhân của họ tăng lên tương tự t 46 lên 50. Ngược lại, điểm số của Nhật Bản hầu như không thay đổi theo tuổi tác. Cả hai nhóm 25 tuổi và 75 tuổi đều có điểm trí tuệ giữa các nhóm trung bình là 51. Đối với trí tuệ giữa các cá nhân, đó là 53 và 52.

Nhìn vào giá trị bề ngoài, những kết quả này cho thấy người Nhật Bản có được sự khôn ngoan nhanh hơn so với người Mỹ. Các thiền sư già có 1 điểm cao hơn. Nhưng các kết qu cũng cho thấy một nghịch lý. Nói chung, Mỹ được xem như là một xã hội cá nhân, trong khi Nhật Bản là khá tập thể. Tuy nhiên, Nhật Bản có điểm số cao hơn so với người Mỹ cho các loại trí tuệ giữa các cá nhân, và bạn có thể nghĩ rằng sẽ là hữu ích trong một xã hội cá nhân. Ngược lại, người Mỹ, ít nhất là khi nhiều tuổi hơn, có nhiều sự khôn ngoan giữa các nhóm hơn những người Nhật. Vì vậy, có lẽ, bạn cần những kĩ năng cá nhân, khi xã hội là tập thể, và những kĩ năng xã hội khi xã hội là chủ nghĩa cá nhân. Tất cả những điều này cho thấy gốc rễ thực sự của sự khôn ngoan là: những chú châu chấu bé nhđừng cho rằng định kiến ​​của mình là đúng.

Tags: ideajapan

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc