Câu chuyện của Jane


(nhận vụ việc mới ở Okinawa, post lại bài dịch Economist hồi mới sang Nhật)

Jane là một phụ nữ tóc vàng hấp dẫn khoảng 40 tuổi người Úc, sống nhiều năm ở Nhật Bản và là mẹ của 3 đứa trẻ. Jane cũng là nạn nhân của 2 vụ "hiếp dâm": lần 1 bởi tên Bloke T. Deans trong xe ôtô của chính mình vào ngày 6/4/2002 gần một doanh trại hải quân của Mỹ ở Yokosuka.

Lần mà Jane gọi là "bị hiếp lần 2" khi Jane trình báo sự việc ở đồn cảnh sát quận Kanagawa. Ở đó, Jane bị 6 cảnh sát chất vấn hàng giờ đồng hồ, thậm chí còn chòng ghẹo cô. Ở lần gặp sau, họ thậm chí còn cười và nhận xét thô bỉ. Ban đầu Jane còn bị từ chối ko được khám y tế, nước và thức ăn; bị từ chối ko giữ mẫu nước tiểu - bằng chứng pháp y quan trọng nhất của một vụ hiếp dâm. Những cảnh sát đó cũng chẳng lấy mẫu tinh dịch hoặc DNA trên người cô.

Cảnh sát đã xác định được thủ phạm, tên Deans, ở hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk, nhưng vì những lí do ko rõ ràng, đã ko phạt hắn.

Tuy nhiên, Jane đã đưa ra tòa dân sự và thắng kiện: một tòa án ở Tokyo tuyên án tên Deans phải nộp phạt 3 triệu yen (khoảng 30.000 usd) vào tháng 11/2004. Nhưng ngay sau đó, Hải quân Mỹ đã cho Deans giải ngũ, trở về Mỹ rồi biến mất. Sau đó, Jane nhận bồi thường từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tiền lấy từ quỹ dành cho nạn nhân bởi các tội ác do lính Mỹ gây ra.

Jane cho rằng, lần bị hiếp thứ nhất, tội ác đã ko bị trừng phạt: tên Deans vẫn tự do tự tại -> Jane kiện "lần 2": cô kiện cảnh sát ở Kanagawa đã điều tra cẩu thả và ko đem lại công bằng cho cô. Tháng 12/2007, tòa tuyên bố cảnh sát đã làm hết nhiệm vụ -> Jane kháng án.

Lính hải quân Mỹ thật đẹp trai và hào hoa, nhưng bao nhiêu phần trăm trong số đó là Bloke T. Deans?

Lý do mà những vụ kiện như của Jane không được xử chẳng liên quan nhiều đến cảnh sát ko có năng lực mà đó là bởi thỏa thuận bí mật giữa Mỹ và Nhật Bản năm 1953: ngay sau khi Dwight Eisenhower nhậm chức tổng thống, John Foster Dulles, Bộ trưởng Ngoại giao thời đó, đã tiến hành một chương trình lớn để 2 nước từ bỏ quyền thực thi pháp lý đối với những tội ác do quân nhân Mỹ gây ra.

Tại sao nước Mỹ năm 1953 lại đấu tranh mạnh mẽ như vậy để nắm quyền xử những hành vi tội phạm do lính của mình phạm phải? Theo tài liệu tuyên bố, mỗi tháng có khoảng 30 vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng của lính Mỹ. Việc để cho khoảng 350 lính Mỹ vào tù tại Nhật Bản mỗi năm sẽ là hình ảnh xấu đối với nước Mỹ. Theo tài liệu khác, Mỹ cũng có những thỏa thuận tương tự với Canada, Ý, Ireland và Đan Mạch.

Vào ngày 10/12/2008, Tòa dân sự tối cao Tokyo (Hight Court) đã ra phán quyết đối với vụ kiện của Jane: kiện cảnh sát Kanagawa. Quan tòa Toshifumi Minami bước vào tòa án, nói với Jane "Cô đã thua kiện. Và cô sẽ phải trả toàn bộ tiền theo kiện" rồi bỏ đi. Bản phán quyết 20 trang, ngắn ngủi, chẳng có mấy chi tiết rõ ràng việc tòa án đi đến quyết định như thế nào. Cô định kiện lên Tòa án Tối cao (Supreme Court). "Tôi đã thua - nhưng họ cũng thua" - cô nói.

Jane sẽ luôn mang trên mình những vết sẹo vô hình không thể xóa nhòa. Nhưng điều này chẳng có nghĩa lý gì với Nhật Bản. Và cả Mỹ.
Tags: japansex

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc