Kỹ năng giao tiếp

Viện Carnegie phát hiện thấy việc đào tạo kỹ thuật hay trí thông minh chỉ quyết định 15% khả năng thành công trong công việc hay quản lý, còn 85% còn lại phụ thuộc vào những yếu tố tính cách hay quan hệ thành công với mọi người. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cũng phát hiện thấy rằng cứ có một người mất việc vì không đủ năng lực thì có đến hai người mất việc vì quan hệ không suôn sẻ với mọi người. P. 101

Đừng bao giờ chỉ trích người khác hoặc than thở về những vấn đề của bạn. Mọi người chỉ muốn nói về hai điều mà thôi: bản thân họ và những vấn đề của họ. Nếu bạn lắng nghe mọi người nói về vấn đề của họ, họ sẽ nghĩ rằng bạn là người khôn ngoan và biết cảm thông. Hãy nhớ rằng: cảm giác của những người khác về bạn thường bị ảnh hưởng bởi cách mà bạn khiến họ cảm giác như thế nào đối với chính bản thân họ. Nếu bạn có thể khiến cho người khác có những cảm giác tốt lành, bạn sẽ có nhiều cơ may trở thành một người rất đáng yêu trong mắt họ. P. 105

Một nghiên cứu khác ước tính có đến 93% tác động từ thông điệp của bạn phụ thuộc vào những yếu tố không bằng lời nói. Những yếu tố này bao gồm sắc mặt, chuyển động của cơ thể, giọng nói và sự ngăn cách không gian giữa các cá thể. P. 108

Đồng tử mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm và phức tạp nhất trong cơ thể của chúng ta. Đồng tử phản ứng với ánh sáng nhưng đồng thời cũng phản ứng với những tình cảm của chúng ta và để lộ rất nhiều cảm xúc khác nhau. Khi một người có cảm xúc bị khuấy động, muốn quan tâm hoặc muốn đón nhận, đồng tử của người đó giãn rộng. Sở dĩ đồng tử giãn ra bởi vì mắt muốn tiếp nhận thêm ánh sáng và thêm thông tin. Trong giao tiếp, việc có thể thấy được đồng tử của nhau quan trọng đến mức mà chúng ta thường tỏ ra ngờ vực người nào đeo kính râm. Dù có ý thức hay trong tiềm thức, chúng ta đều cho rằng đeo kính là để che giấu đôi mắt của mình vì sợ rằng ánh mắt sẽ để lộ sự thật. P. 110

Sự đụng chạm có thể khiến cho người được chạm vào có thái độ tích cực. Đụng chạm bao hàm cảm giác gần gũi, yêu mến, tương đồng, thư giãn và thân mật. Trong một nghiên cứu khoa học, những người quản lý thư viện thực hiện một trong hai điều sau đây khi họ đưa thẻ thư viện cho những sinh viên đại học trả sách: hoặc là họ không hề chạm vào sinh viên khi đưa thẻ, hoặc là họ chạm nhẹ khi đặt tay lên lòng bàn tay của sinh viên. Mọi kết quả đều cho thấy những sinh viên được đụng chạm có đánh giá tốt hơn về dịch vụ của thư viện so với những sinh viên không đụng chạm. Khi bồi bàn hỏi khách hàng về chất lượng phục vụ, nếu họ chạm vào cánh tay của khách hàng, họ dễ nhận được tiền boa và được khen ngời hơn là những bồi bàn không làm như vậy. Những bồi bàn hấp dẫn nếu chạm vào khách hàng thường nhận được những khoản tiền boa cao nhất. Sự đụng chạm cũng khiến cho khách hàng nán lại lâu hơn khi đi mua sắm ở một cửa hàng. Một nghiên cứu cho thấy nếu nhân viên bán hàng biết cách đụng chạm vào cơ thể khách hàng, khách hàng sẽ mua nhiều sản phẩm và nhận xét tốt hơn về cửa hàng.

Trong một ví dụ khác, người ta phát hiện thấy sự đụng chạm làm tăng số người tình nguyện viết bài, ký vào đơn thỉnh nguyện và trả lại tiền bị bỏ quên tại phòng điện thoại công cộng. Ông Jacob Hornik, Giáo sư trường đại học Syracuse, phát hiện rằng nếu đụng chạm vào cánh tay của khách hàng tại các hiệu sách, họ sẽ ở lại cửa hiệu lâu hơn (chính xác là 22,11 phút so với 13,56 phút), mua nhiều sách hơn (15,03 đôla so với 12,23 đôla) và đánh giá tốt hơn về cửa hiệu so với những khách hàng không có tiếp xúc gì với nhân viên. Hornik cũng phát hiện thấy rằng tại các siêu thị, những khách hàng được đụng chạm thường nếm thử và mua nhiều thức ăn hơn. P. 115
Maximum Influence

Sự nhất quán về tâm lý
Miếng mồi và cái công tắc
Bước một chân qua cửa
Sự hấp dẫn: Hiệu ứng hào quang
Sự tương đồng (thân quen)
Kỹ năng giao tiếp
Sức ép xã hội (Quy tắc Công nhận Xã hội)
Quy tắc khan hiếm
Ngôn từ - Đòn bẩy của ngôn ngữ
Tương phản để bổ sung
Kỳ vọng
Lôi cuốn đánh thức trí tò mò
Khen ngợi giải phóng tiềm năng
Tiêm chủng để phòng thủ

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc