Trò chơi truyền thống Fuku Warai của Nhật Bản

Từ thời xa xưa, ở Nhật Bản đã có rất nhiều loại đồ chơi và trò chơi truyền thống khiến trẻ em thích thú. Cuộc sống hiện đại hối hả và nhộn nhịp khiến trẻ em không có nhiều thời gian để chơi như ngày xưa nhưng một vài trò chơi truyền thống vẫn còn được ưa thích đến hôm nay, chủ yếu chúng có mặt trong các ngày lễ mừng năm mới ("Oshogatsu")).

Một trong số những trò chơi đó là Fuku Warai, trò chơi này rất phổ biến vào cuối thời Edo (1603-1868) và người Nhật bắt đầu chơi trò này vào các dịp lễ đón năm mới vào thời Taisho (1912-1926). Đến khoảng năm 1960 thì phần lớn trẻ em hay chơi trò này ở nhà.

Nguyên gốc, người Nhật chỉ sử dụng một loại tranh khuôn mặt cho trò chơi này: khuôn mặt tròn và khuôn mặt hài hước của một người phụ nữ. Về sau, nhiều loại khuôn mặt cũng được sử dụng như diễn viên nổi tiếng, anh hùng trong truyện…

Cách chơi: Người chơi bị bịt mắt, và trước mặt là một bức phác thảo một khuôn mặt nhưng không có mắt mũi miệng gì cả. Mục đích của trò chơi là phải gắn các mẩu giấy mắt, mũi, miệng lên trên bản phác thảo. Những người chơi xung quanh sẽ giúp đỡ người chơi bằng cách nói: “cao lên”, “sang trái”… Và sau khi người chơi mở mắt là những tiếng cười sảng khoái giảm stress rất hiệu quả trước những khuôn mặt ngộ nghĩnh vừa được dán.

Trò chơi này gần giống với 'Pin the Tail on the Donkey' của phương Tây, khi các em bị bịt mắt, xoay mấy vòng để mất phương hướng, rồi gắn chiếc đuôi vào còn lừa sẵn trên bảng vừa tầm với của các em.
Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc