Tại sao bò không bị tuyệt chủng?

Trong suốt lịch sử, nhiều loài vật đã bị đe dọa tuyệt chủng. Khi những người châu Âu lần đầu tiên đến Nam Mỹ, cả lục địa này có khoảng hơn 600 triệu con trâu. Do việc săn bắt trâu trong thế kỷ 19 trở nên phổ biến đến mức mà vào năm 1900, số trâu giảm xuống chỉ còn khoảng 400 con trước khi chính phủ thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ loài vật này. Ngày nay ở một số nước châu Phi, loài voi đang phải đối mặt với nguy cơ tương tự, khi những kẻ săn trộm giết chúng để lấy ngà.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loài động vật có giá trị thương mại đều phải đối mặt với mối đe dọa này. Ví dụ, bò là một nguồn thực phẩm có giá trị, song không ai lo lắng rằng bò sẽ nhanh chóng bị tuyệt chủng. Trên thực tế, nhu cầu khổng lồ về thịt bê có vẻ như đảm bảo rằng loài vật này sẽ tiếp tục phát triển.

Tại sao giá trị thương mại của những chiếc ngà là mối đe dọa đối với loài voi, trong khi đó giá trị thương mại của thịt bê lại là một công cụ bảo vệ loài bò? Lý do ở đây là, voi là nguồn lực cộng đồng, trong khi bò là hàng hóa tư nhân. Những con voi tự do đi lang thang và không có ai sở hữu chúng. Những kẻ săn trộm có động cơ mạnh mẽ để giết càng nhiều voi càng tốt. Do số kẻ săn trộm rất lớn, nên mỗi kẻ săn trộm chỉ có một động cơ nhỏ để bảo vệ số lượng voi. Ngược lại, bò sống trong những trại chăn nuôi thuộc sở hữu tu nhân. Mỗi chủ trang trại có nỗ lực lớn trong việc duy trì số lượng bò trong trang trại của mình, bởi vì anh ta được lợi từ những nỗ lực đó.

Các chính phủ tìm cách giải quyết vấn đề của loài voi theo hai cách. Một số nước, ví dụ Kenya, Tanzania và Uganda, nghiêm cấm việc giết voi và mua bán ngà voi. Song các điều luật này rất khó thực thi và số lượng voi tiếp tục giảm. Ngược lại những nước khác, ví dụ Botswana, Malawi, Namibia và Zimbabwe, đã biến loài voi trở thành hàng hóa tư nhân bằng cách cho phép mọi người giết voi, nhưng chỉ đối với những con voi thuộc quyền sở hữu của chính họ. Các chủ sở hữu đất giờ đây có động cơ bảo tồn loài vật này trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của họ và kết quả là số lượng voi bắt đầu tăng. Với sở hữu tư nhân và động cơ lợi nhuận giống như loài bò, vào một ngày nào đó những con voi châu Phi sẽ tránh được nguy cơ tuyệt chủng. P 260
Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc