Hiệu ứng rắn hổ mang

Hiệu ứng rắn hổ mang bắt nguồn từ một giai thoại trong thời kì cai trị của Anh ở thuộc địa Ấn Độ. Chính phủ Anh lo ngại về số lượng lớn loài rắn hổ mang có nọc độc ở Delhi. Do đó, Chính phủ đã trao giải thưởng (bounty) cho mỗi con rắn hổ mang chết. Ban đầu đây là một chiến lược thành công khi một số lượng lớn rắn bị giết để lấy phần thưởng. Tuy nhiên, sau đó, những người có đầu óc kinh doanh (enterprising) bắt đầu nuôi rắn hổ mang để lấy thu nhập. Khi Chính phủ biết được điều này, chương trình phần thưởng đã bị hủy bỏ (scrapped), khiến các nhà nuôi rắn hổ mang thả những con rắn giờ trở nên vô giá trị tự do ra ngoài môi trường. Hậu quả là, số rắn hổ mang hoang dã lại tăng thêm hơn nữa. Giải pháp hiển nhiên cho vấn đề này cuối cùng đã làm cho tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn.

Mới đọc đến đây, bạn có lẽ buồn cười dân Ấn Độ thật là 'cú cáo' :). Nhưng xin bạn đừng cười vội, và đọc trường hợp sau: một sự cố tương tự đã xảy ra tại... Hà Nội, Việt Nam vào thời Pháp thuộc. Chế độ thực dân đã tạo ra một chương trình trả tiền thưởng cho mỗi con chuột bị giết. Để có được tiền thưởng, mọi người sẽ phải nộp đuôi chuột bị cắt đứt để làm bằng chứng. Tuy nhiên, các quan chức thuộc địa, bắt đầu nhận thấy xuất hiện... chuột không đuôi ở Hà Nội. Thì ra, là người dân Việt Nam hồi đó đã bắt chuột, cắt bỏ đuôi, và sau đó lại thả chúng trở lại vào hệ thống cống rãnh (sewers), hay có khi nuôi lén lút trong nhà, để chúng có thể sinh sản và thêm nhiều chuột hơn, do đó tăng doanh thu từ việc bắt chuột.

Các bạn thấy ông, cha ta ngày xưa 'thông minh' không nào? Ai có ví dụ tương tự trong cuộc sống khi những sáng kiến ban đầu có dụng ý tốt nhưng lại trở thành phản tác dụng thì chia sẻ với journeyinlife nhé :)

Sơn Phạm
Wikipedia English

Tác hại của máy móc
Hãy cứu ngành sản xuất X
Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc