Siêu cơ quan tài chính vi mô ở Thái Lan


Ước tính có khoảng 120.000 sáng kiến ​​tài chính vi mô trên toàn thế giới nhưng "Quỹ luân lưu Làng và Đô thị" (Village and Urban Revolving Fund) của Thái Lan cho vay tới nhiều người hơn với số tiền nhiều hơn bất kỳ quỹ nào khác. Danh mục đầu tư dư nợ cho vay của Quỹ đạt 4,9 tỷ USD trong năm 2011, và số lượng khách hàng vay còn hoạt động năm đó cũng ở mức 8,5 triệu người. Các con số này đang ngày càng tăng (swelling). Thủ tướng Thái Lan, Yingluck Shinawatra (hình trên), đã công bố kế hoạch vào cuối năm ngoái sẽ bơm 2,6 tỷ USD tiền vốn bổ sung vào mạng lưới gần 80.000 'ngân hàng làng', mà anh trai bà, Thaksin Shinawatra, giữ chức Thủ tướng từ năm 2001 đến 2006, đã ký thành lập (created with a stroke of a pen) mười năm trước đây.

Ý tưởng về Quỹ Village Fund này là nhằm tạo ra các ngân hàng tài chính vi mô tự duy trì (self-sustaining) tại mỗi ngôi làng của Thái Lan. Mặc dù Chương trình này được tài trợ bởi các nguồn trợ cấp của Chính phủ và các quỹ được quản lý (handled) bởi các đơn vị trung gian như Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC), một ngân hàng nhà nước, mỗi ngân hàng ở làng do một ủy ban địa phương được bầu ra điều hành, các ủy ban có một số quyết định trong việc thiết lập giá trị khoản vay và lãi suất. Những người dân làng có đủ điều kiện cư trú (eligible by residency) để vay tiền, thường lên đến 20.000 baht (656 USD) mà không cần tài sản thế chấp.

Chương trình rõ ràng đã góp phần đưa vốn tới người nghèo (financial inclusion) và đẩy mạnh tín dụng nông thôn. Theo Ngân hàng Thái Lan, 96,5% hộ gia đình có tiếp cận tới các sản phẩm tài chính. Một bài nghiên cứu năm 2011 của Joseph Kaboski, Đại học Notre Dame và Robert Townsend, Viện Công nghệ Massachusetts cho thấy các hộ gia đình Thái Lan tăng cả số tiền vay và mức tiêu thụ gần như là tỉ lệ một-một với mỗi đô la được đưa vào quỹ (roughly one for one with each dollar put into the fund).

Tuy nhiên, Chương trình này có nhược điểm của nó. Các nhà cung cấp vốn tư nhân không thể cạnh tranh với Quỹ Village Fund về chi phí: Mix Market, một đơn vị cung cấp dữ liệu, cho biết chỉ có một quỹ cho vay tài chính vi mô tư nhân ở Thái Lan. Các quy định và yêu cầu cấp phép rất nghiêm ngặt khiến các tổ chức phi chính phủ ngừng thiết lập quỹ. Những người chỉ trích cho rằng Quỹ là một công cụ bảo trợ chính trị (political patronage). Messrs Kaboski và Townsend thấy rằng chương trình tốn hơn 30% chi phí so với một chương trình trợ cấp trực tiếp (direct transfer program) và chương trình trợ cấp thậm chí có ưu điểm là không làm cho các hộ gia đình phải oằn lưng (saddled) với các khoản thanh toán lãi suất.

Natee Klibthong, người đứng đầu của Văn phòng Quỹ cộng đồng Đô thị và Làng quốc gia (National Village and Urban Community Fund Office, tên chính thức của quỹ), nói ông không biết tới nghiên cứu của Kaboski/Townsend. Ông lưu ý rằng những lợi ích của Quỹ Village Fund là "không thể đo được bằng tiền" và nhấn mạnh vào vai trò của Quỹ trong sự phát triển của các ngôi làng. Thật vậy, vai trò đó chỉ để phát triển. (Indeed, that role is only set to grow)

Ông nói, Chính phủ nhằm mục tiêu tăng số lượng khách hàng của Quỹ Village Fund lên 20 triệu người vào cuối nhiệm kỳ của bà Yingluck năm 2016. Chính phủ cũng hướng tới mục tiêu sao cho các quỹ ở làng trở thành "trung tâm dịch vụ một cửa để giúp giải quyết các vấn đề ở cấp làng". Ngoài ra còn có kế hoạch tạo ra một "ngân hàng nhân dân" (people's bank), tương tự như ngân hàng trung ương cho Quỹ Village Fund, và một "quỹ quốc gia" (nation fund), một phương tiện tài chính được nhà nước hỗ trợ tương tự như Quỹ của các quỹ. Bất chấp các mối nghi ngại (misgiving) của mọi người, lộ trình của một siêu cơ quan tài chính vi mô (microfinance supertanker) của Thái Lan đã được vạch ra (charted).

Sơn Phạm
Tags: economics

12 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc