Hiệu ứng Streisand

Tòa nhà ở Malibu của Streisand là nguyên nhân đặt tên 

cho hiệu ứng.
Hiệu ứng Streisand là hiện tượng trong đó một nỗ lực để ẩn hay loại bỏ một thông tin nào đó lại có hậu quả không lường trước (unintended consequence) làm cho thông tin đó trở nên phổ biến hơn, thường do nhờ có internet.

Thuật ngữ này được đặt tên sau khi nghệ sĩ Mỹ Barbra Streisand trong năm 2003 nỗ lực ngăn chặn các hình ảnh về nơi ở của mình vô tình làm cho mọi người thêm tò mò và tìm kiếm nhiều hơn.

Mike Masnick của Techdirt đặt ra thuật ngữ này sau khi Streisand thất bại trong việc kiện nhiếp ảnh gia Kenneth Adelman và Pictopia.com về hành vi vi phạm sự riêng tư (violation of privacy). Vụ kiện 50 triệu USD cố gắng (endeavored) để loại bỏ một bức ảnh trên không của biệt thự Streisand từ bộ sưu tập 12.000 bức ảnh bờ biển California được công bố công khai. Adelman kiên quyết cho rằng ông đã chụp ảnh các tòa nhà trên bờ biển để làm tài liệu về xói mòn ven biển như một phần của dự án lập hồ sơ ven biển California (California Coastal Records Project) của Chính phủ. Trước khi Streisand đã đệ đơn vụ kiện của mình, "Hình ảnh 3850" được tải về từ trang web của Adelman chỉ có sáu lần, hai lần trong số đó là từ luật sư của Streisand. Tuy nhiên, từ vụ kiện, công chúng càng biết về bức ảnh nhiều hơn, lên tới hơn 420.000 người truy cập trang web của Adelman trong tháng tiếp theo.

Bạn đọc ở Việt Nam hẳn còn nhớ sự kiện gần đây, khi có lệnh cấm đọc một trang web nào đó thì khiến số views của trang đó tăng đột biến, khiến trang web trở nên 'hot' hơn, đó chính là do hiệu ứng Streisand này vậy, Việt Nam mình có câu là 'càng cấm càng đọc', và 'muốn tin tức gì được phổ biến nhanh nhất chỉ cần... đóng dấu MẬT lên đó'.

Sơn Phạm
Wikipedia English

Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc