Rác thải điện tử: Hiểm họa đáng báo động

Các đống phế liệu điện tử ngày càng tăng mang lại lợi nhuận hoặc xì căng đan


Các nước nghèo từ lâu đã là điểm đến phổ biến cho rác thải độc hại của các nước giàu. Năm 1987, một nhà nhập khẩu Ý đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế khi vứt bỏ 8.000 thùng dầu bị rò rỉ tại làng Koko ở Nigeria. Ngày 09 tháng 1, Nigeria phạt nhà nhập khẩu 1 triệu USD vì đã cố mang hai container 12 mét chứa đầy các TV hỏng (defunct), máy tính, lò vi sóng và stereo, trên một con tàu từ Tilbury ở Anh - vụ thứ năm trong ba năm.

Rác thải bao gồm các hàng điện tử bị hỏng, gọi là e-waste, phát triển với tốc độ gấp ba lần các loại rác khác, do sự giảm tuổi thọ các sản phẩm (gadget) và nhu cầu (appetite) đối với các thiết bị điện tử tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển. Năm 1998, Mỹ vứt bỏ (discard) 20 triệu máy tính, vào năm 2009 con số này đã tăng lên tới 47.4 triệu. Chỉ riêng Trung Quốc năm 2011 đã 'cho về hưu' 160 triệu thiết bị. Một báo cáo 2011 của Pike Research, một công ty tư vấn, ước tính khối lượng và trọng lượng của rác thải điện tử toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong 15 năm tới.

Nỗ lực quốc tế để điều chỉnh buôn bán rác thải xoay quanh Công ước Basel, được thông qua vào năm 1989 sau vụ tranh cãi (row) Koko. Công ước nhằm mục đích ngăn chặn các nước giàu vứt bỏ các mảnh vụn (detritus) có hại ở các nước nghèo. Nhưng rác thải điện tử không chỉ độc mà thôi: nó còn chứa kim loại quý. Bộ vi xử lý, chip và chân kết nối (connecting pin, được gọi là "ngón tay vàng") chứa các vỉa (seam) vàng, bạc và palladium, những 'khoáng sản' (deposit) này có giá trị hơn từ 40 đến 50 lần các quặng được đào lên (dug-up ore), theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học United Nations. Các mạch mỏ (lode) khác ít giá trị hơn nhưng cũng đáng lo ngại hơn cho những 'thợ mỏ đô thị' bao gồm cadmium, chì và thủy ngân.

Các công ty tái chế công nghệ cao như Umicore tại Bỉ và Xstrata ở Canada có thể phục hồi lên đến 95% các kim loại này bằng cách sử dụng lò cao (furnace) và dung môi (solvent). Nhưng các phương pháp bẩn hơn thì rẻ hơn. Trong khu vực Guiyu ở miền nam Trung Quốc, có 100.000 người làm việc trong tái chế rác thải điện tử. Đây là 'bình địa - ground zero cho buôn bán rác thải điện tử', ông Jim Puckett thuộc Mạng lưới Hành động Basel, một tổ chức xanh nói. Thông thường là tách nhựa bằng cách đun các bo mạch (circuit board) trên lò, sau đó lọc (leach) các kim loại qua acid. Công nhân có nguy cơ bị bỏng, hít phải khói và ngộ độc chì và các chất gây ung thư (carcinogen). Một nghiên cứu của Đại học Shantou gần đó đã tìm thấy tỷ lệ sẩy thai (miscarriage) cao ở phụ nữ địa phương.

Cho đến nay, các nhà sản xuất hầu như không làm gì để khiến sản phẩm của họ dễ tháo dỡ hơn và tái chế sạch. Ông Puckett và các cộng sự muốn một lệnh cấm (blanket ban) vận chuyển rác thải điện tử để ngăn chặn 'xuất khẩu độc hại' của phương Tây. Các bên ký kết (signatories) trong Công ước Basel đã có một bước tiến lớn vào tháng 10 năm 2011 hướng tới một lệnh cấm chung về xuất khẩu chất thải độc hại sẽ bao gồm phế liệu (scrap) điện tử. Tuy nhiên, các nước nghèo đã tạo ra 1/4 đống rác thải điện tử của cả thế giới, và những nước này có thể  sẽ vượt các nước giàu vào năm 2018. Ngăn chặn (choking off) buôn bán sẽ không làm cho các vạc (cauldron) axit ngừng sôi (bubbling).

Adam Minter, một nhà báo có trụ sở tại Thượng Hải và là tác giả của một cuốn sách sắp tới, 'Junkyard Planet', cho rằng tiền lương và vị trí của Trung Quốc cho nó một lợi thế so sánh. 'Không phải ngẫu nhiên mà Guiyu rất gần với nơi iPad đang được sản xuất', ông nói. Feng Wang, một chuyên gia về rác thải điện tử tại Đại học United Nations, lưu ý rằng các nhà chức trách ở Guiyu hỗ trợ nhà máy tái chế công nghệ cao an toàn hơn. Ông Minter nói các công ty tái chế khác sử dụng máy ly tâm (centrifuge) nước nóng để tách (dislodge) các bit có giá trị từ bo mạch, họ có bộ lọc than củi để hấp thụ khí. Guiyu tuy không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe của phương Tây, nhưng, ông nói, "nó như đã tiến triển từ thời trung cổ tới những năm 1970."

Những lời tán thành này làm ông Puckett thấy trống rỗng (hollow). Ông nêu lên (cite) việc các nước đang phát triển thiếu (dearth) việc thực thi các quy tắc an toàn, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và tòa án để giải quyết khiếu nại khi gặp sự cố (things go wrong). Trong khi các nước nghèo thiếu những biện pháp này, ông nói, các nước giàu không nên chở đến rác thải điện tử nữa. Và nhiều nước còn không tái chế gì cả: hầu hết các tivi và máy tính bị hỏng ở Nigeria đều bị vứt ra bãi rác. Quốc hội Nigeria hiện đang xem xét một dự luật cấm buôn bán rác thải điện tử hoàn toàn. Người Trung Quốc có khi lại cổ vũ cho điều này.

Sơn Phạm
The Economist
Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc