Lễ hội giao mùa Setsubun ở Nhật Bản

Photo:  Tùng Phong Thuỷ Nguyệt
Setsubun - nghĩa đen là 'giao mùa', là một lễ hội được tổ chức vào ngày 03 hoặc 04 tháng 2, một ngày trước khi bắt đầu mùa xuân theo âm lịch Nhật Bản. Lễ hội bắt nguồn từ truyền thống tsuina, một phong tục Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ thứ 8.
Photo: japan-photo.de
Trong nhiều thế kỷ, người dân Nhật Bản đã thực hiện các nghi lễ với mục đích xua đuổi linh hồn ma quỷ khi mùa xuân bắt đầu.
Photo: kyotofoodie
Ví dụ, vào khoảng thế kỷ 13, phong tục xua linh hồn ma quỷ bằng mùi do đốt đầu cá sardine khô, khói của thanh gỗ đang cháy hay tiếng ồn đánh trống. Khi phong tục này không còn phổ biến nữa, một vài người vẫn trang trí các lối vào nhà của họ bằng đầu cá và lá cây thiêng để ngăn chặn linh hồn ma quỷ xâm nhập vào.

Nghi lễ đặc biệt trong lễ hội Setsubun thường được thực hiện nhất là Mamemaki (ném hạt đậu), lần đầu tiên xuất hiện trong thời kì Muromachi. Nghi lễ này thường được trình diễn bởi toshiotoko (người đàn ông sinh vào năm tuổi theo âm lịch) hoặc người chủ nam giới trong gia đình. Đậu rang (được gọi là 'đậu may mắn', fuku mame) được ném ra ngoài sân hay ném vào thành viên gia đình đeo mặt nạ Oni (ma quỷ), trong khi mọi người hô 'Ma quỷ ra, Hạnh phúc vào' - 'Oni wa soto! Fuku wa uchi!' và đóng sầm (slam) cửa lại. 

Ngày nay, nghi lễ này không được thực hiện ở nhà nữa, hầu hết mọi người đến đền thờ nơi lễ hội được tổ chức. Các hạt đậu được cho là thanh tẩy ngôi nhà bằng cách xua đuổi hồn ma mà đem lại vận rủi và bệnh tật cho chủ nhà. Sau đó, mọi người ăn hạt đậu tương ứng với số tuổi của mình, hay ở một số nơi, số hạt đậu bằng số tuổi cộng với một để tượng trưng cho việc mang đến may mắn cho năm tới.
Photo: regex
Sơn Phạm
Wikipedia English
Tags: japan

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc