Tại sao vụ đình công ngành dệt may năm 1913 ở Mỹ lại kì lạ nhất từ trước tới nay?

Một loạt các cuộc đình công trong đầu thế kỷ 20 của công nhân ngành may mặc được chủ sở hữu các nhà máy ủng hộ. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ). Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

By Marc Levinson/ Sơn Phạm dịch

Đây là một trong những vụ đình công được tổ chức tốt nhất trong lịch sử Mỹ. Đây cũng là một trong những vụ lạ lùng nhất, bởi vì vụ đình công làm tê liệt ngành công nghiệp quần áo nữ ở New York trong một thời gian ngắn cách đây đúng 100 năm này lại được ủng hộ bởi các chủ sở hữu nhà máy cũng nhiệt tình như các công đoàn.

Lương làm việc trong các nhà máy dệt may của New York vào năm 1913 không đáng là bao. Những người phụ nữ khâu các đường may váy áo và đồ lót, làm việc trên cơ sở tỷ lệ từng món đồ (piece rate), thường chỉ mang về nhà ít hơn $5 cho một tuần làm việc 56 giờ. Và các ông chủ trong nhiều cửa hàng giữ lại một phần mức lương này bằng cách phạt tiền người lao động do đi muộn hay làm "thiệt hại" đối với sản phẩm làm ra.

Hầu hết các chủ sở hữu nhà máy, cũng như phần lớn các nhân viên của họ, là người Do Thái nhập cư từ Đông Âu, và họ nhạy cảm với các khiếu nại về tiền lương thấp và điều kiện lao động tồi tệ. Nhưng họ cũng nhận thức được rằng trong ngành công nghiệp may mặc lao động, tiền lương chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, và một nhà máy nếu quá hào phóng (với công nhân) sẽ không thể cạnh tranh với những (nhà máy) 'keo kiệt' hơn.

Công đoàn quốc tế phụ nữ công nhân ngành may (The International Ladies’ Garment Workers Union, ILGWU) trước đây đã gặp phải vấn đề này. Một loạt các cuộc đình công cay đắng vào năm 1909 và 1910 đã lên đến đỉnh điểm (culminate) khi có tới 60.000 công nhân làm áo khoác và áo jacket của phụ nữ tham gia đình công (walk-out). Cuối cùng, công đoàn và Hiệp hội nhà sản xuất đã chấp nhận một đề xuất của Louis Brandeis - luật sư ở Boston - nhà lãnh đạo quan điểm tiến bộ. Brandeis đã đề xuất một cách tiếp cận hợp tác hơn đối với mối quan hệ giữa quản lý và lao động, bao gồm một Ủy ban chung để giám sát các điều kiện an toàn, một Ủy ban khác  để lắng nghe mối bất bình của người lao động, và một Hội đồng phân xử tranh chấp giữa người sử dụng lao động và công đoàn.

Mô hình mới
Là một phần của hiệp ước, được gọi là Nghị định thư Hòa Bình, chủ sở hữu nhà máy  đồng ý thuê nhân công trực tiếp và từ bỏ "thầu phụ trong nhà máy," (inside subcontracting), một thông lệ cho phép chủ sở hữu thoát khỏi trách nhiệm về điều kiện làm việc (nghèo nàn) bằng cách sắp xếp cho thợ cả (foremen) tham gia với các công nhân và sản xuất hàng hoá.

Nghị định thư cung cấp một mô hình mới cho cả công đoàn và các nhà quản lý. Nhưng nó chỉ áp dụng cho một phần của ngành công nghiệp dệt may: sản xuất áo khoác của phụ nữ. Trong các lĩnh vực khác, các nhân viên vẫn chỉ nhận về đồng lương chết đói (miserly pay) trong các nơi làm việc không an toàn; những cửa hàng không có công đoàn cắt xén tiền lương; và các cửa hàng có công đoàn chịu các cuộc đình công liều lĩnh (wildcat). Một số chủ nhà máy đã sẵn sàng, thậm chí là háo hức, muốn ký kết hợp đồng công đoàn, nhưng chỉ khi họ có thể được đảm bảo rằng các đối thủ cạnh tranh của họ cũng sẽ hoạt động theo các điều khoản tương tự. Trong khi đó, bản thân ILGWU, phải đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng gay gắt từ các thành viên và các tổ chức cánh tả, những người nghĩ rằng nó đã không chiến đấu hết mình (sufficiently militant).

Cuộc đình công tháng 1 năm 1913 đã được thiết kế để giải quyết cả ba vấn đề này cùng một lúc. Đó là một vụ được dàn dựng kỹ lưỡng (highly choreographed), từng bước được đồng ý trước bởi các nhà lãnh đạo công đoàn và các tổ chức sử dụng lao động. Đầu tiên, công đoàn sẽ kêu gọi một cuộc tổng đình công chống lại tất cả các nhà máy sản xuất trang phục, áo bờ lu nữ (shirt-waist) và đồ lót phụ nữ ở New York. Sau đó, họ sẽ công bố các điều khoản mà họ sẽ dựa vào đó để giải quyết. Các thành viên của các hiệp hội người sử dụng lao động sẽ chấp nhận những điều khoản này. Sau đó, các thành viên ILGWU sẽ trở lại làm việc tại các nhà máy đã chấp thuận, nhưng vẫn tiếp tục đình công chống lại các nhà máy khác (chưa chấp thuận). Khi những nhà sản xuất này muốn tìm cách để giải quyết (thương lượng), đầu tiên họ sẽ được yêu cầu phải tham gia Hiệp hội người sử dụng lao động.

Bằng cách này, toàn bộ ngành công nghiệp ở New York sẽ được nghiệp đoàn, với tất cả các nhà sản xuất trong mỗi lĩnh vực được ký một hợp đồng duy nhất.

Cuộc đình công diễn ra đúng như kịch bản (unfolded as scripted). Vào ngày 14 tháng Giêng, năm 1913, các thành viên ILGWU đồng thuận với số phiếu áp đảo để đình công. Họ bước ra ngoài ngày hôm sau. Vào ngày 16 tháng Giêng, các bên đàm phán giải quyết hầu như giống Nghị định thư Hòa Bình, mà các thành viên của các tổ chức sử dụng lao động khác nhau chấp nhận vào ngày hôm sau. Ngày 18 tháng Giêng, nó đã được ký kết với sự phô trương ầm ĩ (fanfare). Và vào ngày 20 tháng Giêng, các cửa hàng có công đoàn tiếp tục trở lại làm việc. Những cửa hàng không có công đoàn vẫn còn phải đối mặt với đình công (faced picket lines) và đơn đặt hàng của họ từ các nhà bán lẻ đã cam kết sẽ mua từ các cửa hàng có công đoàn đã bị cắt giảm. Từng cửa hàng một, lần lượt họ đã đồng ý tham gia Hiệp hội người sử dụng lao động và do đó chấp thuận hợp đồng.

Ý nghĩa quan trọng hơn
Giai đoạn kịch tính này đã mang lại tăng (lương), đặc biệt là cho các công nhân được trả lương thấp nhất, cũng như tuần làm việc ngắn hơn. Tuy nhiên, ý nghĩa lớn hơn của nó là đã thể chế hóa sự hợp tác tại nơi làm việc hơn nữa mà Brandeis đã ủng hộ. Các Ủy ban an toàn và y tế lao động-quản lý đã cải thiện đáng kể điều kiện trong các nhà máy của New York. Khi một cửa hàng giành được một hợp đồng cho một phong cách mới - xảy ra thường xuyên trong thương mại may mặc - một Ủy ban chung sẽ xác định tỷ lệ theo từng món đồ như nào mà người lao động sẽ nhận được, giải quyết được mấu chốt lâu năm của xung đột. Nếu một nhà sản xuất muốn gửi việc ra cho một nhà thầu, nhà thầu phải đăng ký với công đoàn, và đảm bảo người lao động sẽ nhận được đúng mức lương công đoàn.

Sức mạnh của ILGWU suy yếu (wax and wane) dần trong hai thập kỷ tiếp theo, cho đến khi, vào những năm 1930, nó đã trở thành một trong những công đoàn lớn nhất trong nước. Mặc dù những người đấu tranh trong công đoàn miễn cưỡng thừa nhận, nhưng sự ủng hộ từ các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ là rất quan trọng cho sự thành công của công đoàn. Nhiều người sử dụng lao động tự coi mình có trách nhiệm xã hội và ủng hộ tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Cuộc đình công hàng may mặc của phụ nữ năm 1913 này đã tìm cách để đạt được những mục tiêu xã hội bằng việc thi hành hợp tác quản lý lao động trong một ngành công nghiệp cạnh tranh khốc liệt.

(Các sách của Marc Levinson bao gồm 'Chiếc hộp: các container đường thủy đã biến thế giới nhỏ lại và nền kinh tế lớn hơn như thế nào' - "The Box: How the Shipping Container Made the World Smaller and the World Economy Bigger.")

Bloomberg

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc