Một cái cây chết hai con chim

Một đề xuất để giảm bớt cả hai thảm họa do tự nhiên và con người gây ra ở Nhật Bản.

Ngày 11 tháng 3 đánh dấu kỷ niệm lần thứ hai trận sóng thần đã giết chết 18.500 người ở Nhật Bản. Chẳng có mấy tin tốt lành. Gần 315.000 người sơ tán vẫn còn đang sống trong các nhà tạm bợ chật hẹp, và cần những ngôi nhà mới.

Ngoài ra, còn một nỗi khổ đau khác đè nặng lên khoảng 20 triệu người (1/6 dân số) tại thời điểm này trong năm, mặc dù không thống khổ bằng, những cũng không phải là chuyện vặt vãnh. Từ cuối tháng Hai cho đến tháng Năm, họ phải chịu đựng dị ứng phấn hoa, chủ yếu là từ các cây tuyết tùng (cedar) hay sugi, Nhật Bản. Thông thường nỗi khổ (affliction) này, từ hắt hơi, đau mắt cho tới các hóa đơn y tế đắt đỏ, bị nhún vai bỏ qua như là shoganai- không thể làm được gì.

Nhưng có một cách để giảm bớt dị ứng mà cũng có thể giúp xây dựng lại nhà cửa. Cách này làm mỏng dần các đồn điền cây tuyết tùng Nhật Bản và những cây lá kim khác đang che phủ khoảng 40% diện tích rừng ở Nhật Bản, hầu hết hiện đang bị bỏ rơi và không có tính kinh tế. Gỗ có thể được sử dụng để khôi phục và làm đẹp các ngôi làng bị (sóng đánh) mất.
Cây tuyết tùng hai bên đường đến Togakushi Jinjya. Photo courtesy hwat

Cây tuyết tùng đã được trồng trên khắp Nhật Bản sau chiến tranh như là vật liệu để xây dựng lại các thành phố và thị trấn bị phá hủy. Cây tuyết tùng, thẳng và cao, là lý tưởng cho việc xây dựng. Nhưng sau khi thuế nhập khẩu giảm, gỗ nhập khẩu đã đẩy những người dân trồng tuyết tùng ra khỏi kinh doanh.

Cây càng lớn, phấn hoa bị phát tán ra từ những cây đẹp đẽ nhưng bị bỏ rơi này càng nhiều. Giới chức nói rằng một số chủ sở hữu, giờ đây đang ở tuổi 70, từ chối các khoản trợ cấp để trồng những cây mới mà phát tán ít phấn hoa hơn vì thời gian hoàn vốn quá dài. Kết quả là, ông Kevin Short, một bình luận viên cho nhật báo Yomiuri, một tờ báo tiếng Anh, nói "các đám mây rộng lớn bụi phấn hoa màu vàng-xanh của cây tuyết tùng lơ lửng xuống gần các khu vực đô thị, giống như một con quái vật vô định hình trong phim khoa học viễn tưởng. "

Mặc dù Kiyohito Onuma ở Cơ quan Lâm nghiệp nói vợ và con bị hắt hơi của ông thường xuyên yêu cầu ông phải làm nhiều hơn nữa để giảm bớt vấn đề, sức ép từ công chúng bị dập tắt (muted). Điều này một phần là do các cây tuyết tùng thường được trồng gần đền và điện thờ, và là một phần trong văn hóa dân gian Nhật Bản.

Ông Onuma nói rằng chính phủ không thể không đếm xỉa đến (override) các hợp đồng tư nhân bằng cách đốn cây từ các khu rừng. Tuy nhiên, một khoản chi tiêu công lớn đã được dành cho tái thiết sau thảm họa sóng thần. Số tiền này có thể đủ lớn để tạo nên sự khuyến khích để hạ các cây xuống. Nhưng điều này sẽ đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa các Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế và Bộ Kinh tế, các công ty xây dựng và những người cao tuổi, mà không ai trong số họ thấy dễ dàng để làm việc với nhau. Thật đáng buồn, điều đó cũng là một trong những lý do chính mà việc tái thiết diễn ra quá lâu.

Sơn Phạm 
The Economist


Tags: japan

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc