Lịch sử ngắn gọn về các lần đánh thuế tiền gửi

Quay lại năm 1941, khi ảnh hưởng của cuộc Đại khủng hoảng còn nặng nề, một người Mỹ đã gửi thư tới Cục Dữ trự liên bang hỏi "Phải chăng là không khả thi khi áp dụng thuế Liên bang lên các tài khoản tiền gửi?".

Câu trả lời của Fed tuy lịch sự nhưng rất ngắn gọn: trong khi việc đánh thuế (lên tiền gửi) này rõ ràng có 'lợi thế đơn giản hành chính', nhưng nó không phù hợp với một quy tắc cơ bản về thuế trong nền dân chủ, đó là, các loại thuế được áp dụng phải phù hợp với khả năng chi trả.
...
Tháng 7 năm 1992, Thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ Xã hội Ý Giuliano Amato đã áp dụng khoản thuế một lần lên các tài khoản ngân hàng. Nó chỉ bằng 0,6% so với kế hoạch của Cyprus, và vẫn còn để lại vết sẹo dài đối với tâm lý tài chính của nước này. Năm 1936, Na Uy thử nghiệm đánh thuế tiền gửi, và đã dẫn đến cuộc tháo chạy ồ ạt (exodus) tiền mặt ra khỏi nước này. Ngoài ra cũng có một vài ví dụ khác ở châu Mỹ La tinh như Brazil năm 1992, Argentina những năm đầu thiên niên kỉ, nhưng hầu hết được kết hợp với các biện pháp kiểm soát vốn, và là những nỗ lực cuối cùng (last-ditch) để cứu hệ thống tài chính sau khi tất cả các biện pháp khác đã được thử.
...

Hơn nửa tiền gửi ở các ngân hàng của Cyprus là của các chủ tài khoản người Nga (triệu phú, tỉ phú?) dùng Cyprus như thiên đường thuế để tránh bị đánh thuế ở quê nhà. Một khoản lớn nữa được sở hữu bởi người Anh. Đánh thuế lần này nhằm thu hồi lại một phần số tiền cần thiết cho cuộc cứu trợ từ những người gửi tiền này chứ không phải là từ những người đóng thuế của Cyprus.

Câu hỏi là tại sao người Nga và người Anh phải đóng góp vào khoản cứu trợ khi người Đức không muốn? Câu trả lời thực tiễn có vẻ dễ dàng là họ không ở trong phòng khi động thái này được bàn thảo. Và người Đức vẫn còn nhớ bài học từ các cuộc bầu cử năm ngoái.

Hay theo lời một người gần gũi với các cuộc đàm phán 'Về cơ bản, người Cyprus biến nước họ thành thiên đường thuế cho những đồng tiền bẩn từ Nga và giờ đây người Đức và các nước khác đang bắt họ phải trả giá'. 

Có điều, đây là cái giá gây thiệt hại xã hội ghê gớm.

Động thái này có nhiều ý nghĩa, dù đó là trạng thái cuộc khủng hoảng đồng euro, triển vọng các cuộc tấn công tiền gửi ngân hàng, và các khoản tiền gửi Anh trong các ngân hàng Cyprus, mà bây giờ sẽ bị khoét một phần cho gói cứu trợ. Tuy nhiên, trên hết, cần một sự cảm thông đối với những người gửi tiết kiệm của Cyprus. Thử tưởng tưởng: chỉ trong một đêm, khoản tiết kiệm cả đời của một góa phụ, được cẩn thận dành dụm qua nhiều thập kỷ, đã bị khoét mất, đơn giản chỉ vì các quan chức EU đã quyết định bảo vệ các quỹ phòng hộ (hedge fund) và thặng dư của Đức để dạy cho Nga một bài học.

Bài trước: Cấm bày bán thuốc lá công khai ở New York
Tags: economics

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc