Lương bổng công bằng cho phụ nữ: Cuộc đấu tranh còn dang dở


Những nữ công nhân hàn tại ụ nổi (dry dock) Todd Erie Basin năm 1943. Trong Thế chiến II, phụ nữ ngày càng đảm nhận những công việc của nam giới trước đây. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

By Michael Burgan / Sơn Phạm dịch

Hầu hết người Mỹ biết rằng cứ mỗi đô la thu nhập của một người đàn ông, một phụ nữ làm chính công việc đó vẫn nhận được ít hơn rất nhiều. Như một lời nhắc nhở, Ngày Lương bổng Công bằng (Equal Pay Day) được kỉ niệm hàng năm vào một ngày thứ Ba của tháng Tư. Ngày đó, năm nay là ngày 9 tháng Tư - được chọn để minh họa khoảng thời gian trong năm nay mà một người phụ nữ phải làm việc để có được số tiền tương xứng với thu nhập năm trước đó của một nam giới.

Tuy nhiên, rất ít người Mỹ biết rằng trong Bộ Lao động Mỹ Cục Nữ giới để giải quyết những vấn đề này. Và họ cũng không biết Cục này đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành Luật Lương bổng Công bằng năm 1963, cấm phân biệt đối xử dựa trên giới tính khi trả lương. Luật này phản ánh công sức và s cam kết hàng năm trời của một người phụ nữ cụ thể: đó là Esther Peterson.

Peterson có vẻ dường như không phải là một nhà cải cách. Sinh ra trong một gia đình Mormon ở Provo, Utah, bà đã một lần k lại là bà được giáo dục để tin rằng những công nhân biểu tình 'có bom trong người và là cộng sản.' Chỉ đến sau khi bà tốt nghiệp cao đẳng và dọn về miền Đông, bà mới trở nên nhạy cảm với tình cảnh túng thiếu của người lao động - đặc biệt là công nhân nữ. Trong những năm 1930, trong khi dạy các lớp buổi tối cho công nhân dệt may, bà đã chứng kiến những người phụ nữ phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày để kiếm sống.

Chính quyền Kennedy
Mối quan tâm của Peterson đối với các vấn đề lao động trở nên lớn hơn, và vào năm 1957, bà là phụ nữ vận động hành lang đầu tiên cho AFL-CIO. Vào thời đó, bà đã làm việc với John F. Kennedy về các vấn đề lao động khi ông còn phục vụ ở Quốc hội. Sau khi ông được bầu làm Tổng thống, ông đã chọn Peterson để đứng đầu Cục Nữ giới và đồng thời là Thứ trưởng Bộ Lao động.

Nhờ những chức danh mới và mối liên hệ với Tổng thống, Peterson quyết tâm giúp đỡ phụ nữ nhận được lương bổng ngang nhau cho công việc như nhau. Kỉ nguyên hậu chiến đã mang lại những thay đổi đáng kể trong nhân khẩu học nơi làm việc, khi nhiều phụ nữ đã kết hôn, có con nhỏ gia nhập lực lượng lao động. Hầu hết họ làm các 'công việc của phụ nữ' truyền thống như y tá, giáo viên hoặc thư kí văn phòng. Và khi phụ nữ làm các việc tương tự như của đàn ông, họ thường bị phân biệt đối xử khi trả lương. Một số tiểu bang có các đạo luật ngăn cấm hành vi này, nhưng Peterson muốn có sự bảo vệ ở cấp liên bang.

Chính quyền Dwight Eisenhower đã ủng hộ luật này nhưng vấp phải sự chống đối từ các thành viên chủ chốt ở Quốc hội. Trong suốt thời gian của mình như là nhà lập pháp, Kennedy đã có lời ủng hộ (lip service) ý tưởng này, nhưng chưa bao giờ có bất c hành động mạnh mẽ nào để ủng hộ nó. Khi một luật lương bổng công bằng mới được đề xuất vào năm 1961, Kennedy đồng ý để Peterson và nhân viên của bà là mũi xung kích cho nỗ lực này.

Năm 1962, một dự luật được thông qua ở Hạ nghị viện, gây ngạc nhiên đối với cộng đồng doanh nghiệp. Phòng Thương mại Mỹ đã có khả năng làm hỏng (derail) biện pháp này ở Thượng nghị viện trong một khoảng thời gian, nhưng cuối cùng Thượng nghị viện cũng thông qua một phiên bản của luật này. Tuy nhiên, các th thuật câu giờ dẫn tới những rào cản thủ tục đã ngăn dự luật không được trình tới Tổng thống để được ký thành luật. Tuy nhiên, Peterson đã không nao núng. Bà và các nhân viên bắt đầu dự thảo một dự luật mới. Lần này, những trở ngại thậm chí không chỉ đến từ nhóm lợi ích doanh nghiệp và những nhà lập pháp thông cảm với họ, mà còn từ các lãnh đạo công đoàn và các cố vấn của Kennedy. Peterson sau đó đã miêu tả sự 'vận động hành lang ngầm' của một số công đoàn chống lại luật này.

 lúc, khi các thành viên của Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng cho rằng, không nhất thiết phải có luật này, thì Peterson đã chứng minh ngược lại. Sau đó, Bộ trưởng Lao động William Willard Wirtz nói luật này nếu muốn thực thi sẽ tốn rất nhiều chi phí. Trong cuốn sách của mình, 'Về vấn đề giới tính: Những đòn phép chính trị về các vấn đề phụ nữ, 1945 - 1968,' ("On Account of Sex: The Politics of Women's Issues 1945-1968,") Cynthia Harrison ghi lại phản ứng của Peterson: 'Không hề bất hợp lí khi chi một lượng tiền ch tương đương với số tiền Chính phủ chi cho kẹp giấy và dập ghim để bảo vệ 24 triệu phụ nữ trong lực lượng lao động.'

Miễn trừ thâm niên
Peterson đã giành chiến thắng với chính quyền, và vào ngày Valentine năm 1963, bà trình đề xuất lương bổng công bằng tới Capitol, nơi nó được giới thiệu ở cả hai viện. Trong hơn hai tháng tiếp theo, các nhóm doanh nghiệp lên tiếng phản đối dự luật. Cho dù như vậy, sau một số tranh cãi trong một vài quy định, Luật Lương bổng Công bằng đã được thông qua vào tháng Năm và được ký thành luật vào tháng Sáu. Trong khi luật này đảm bảo lương bổng công bằng cho công việc tương đương, luật cũng có một số ngoại lệ cho việc trả lương khác nhau, bao gồm thâm niên và trình độ.

Peterson nhận thấy công việc của bà và của Cục như là bước đầu tiên quan trọng để đạt được sự công bằng cho phụ nữ. Bà nói 'Chúng ta không còn ở tầng hầm nữa.' Nhưng trong một bức thư gửi tới tờ New York Times, bà than rằng nhiều người Mỹ, và đặc biệt là các phương tiện truyền thông tin tức, vẫn không 'xem xét cảnh ngộ (plight) của phụ nữ với sự nghiêm túc xứng đáng'. Vào thời điểm đó, phụ nữ được trả 60 cents cho mỗi đô la đàn ông kiếm được.

Ngày nay, phụ nữ kiếm được 77 cents cho mỗi đô la thu nhập của đàn ông - tỉ lệ này thậm chí còn thấp hơn đối với những phụ nữ thiểu số - điều này cho thấy lời cầu xin của Peterson vẫn còn nguyên giá trị như cách đây nửa thế kỷ.

(Michael Burgan là một nhà văn tự do và biên tập viên của Biographer's Craft, bản tin của Hiệp hội quốc tế những người viết tiểu sử.)

Bloomberg

Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc