Chơi khăm: chuyện thường ngày ở Sở giao dịch chứng khoán Mỹ

Sàn giao dịch Sở Giao dịch chứng khoán New York, khoảng năm 1907. Bức ảnh được chụp từ một camera giấu kín vì cấm chụp hình.

Biên tập Kristin Aguilera của tờ tạp chí Lịch sử Tài chính mới có bài ở Bloomberg, kể về việc trong suốt thế kỉ 19 và thế kỉ 20, những nhà đầu tư trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ tham gia các trò đùa phức tạp và kỳ quái. Trò phổ biến nhất là cắt cravat của những người mới 'tập tọe' vào nghề, và trò kinh điển - nếu bạn đã quên từ lâu - đó là nghi lễ ngày Cá tháng Tư khi dán chiếc cốc giấy vào áo khoác của một nhà đầu tư và bí mật đổ đầy nước vào đó.

Những ngày buồn chán vì ít giao dịch là những ngày có nhiều trò nghịch ngợm nhất, từ trò ném giấy cho tới các cuộc gặp gỡ mô phỏng (simulated ring encounter). Những trò đùa này không chỉ giới hạn ở thị trường chứng khoán, mà còn sang cả sàn giao dịch cà phê.

Ngoài những trò đùa bình thường liên quan đến quần áo của các thành viên và giới chức (không trừ một chiếc mũ và comple nào), những tuần với ít các hoạt động giao dịch đã dn tới sự đột biến các cuộc tấn công với nùi bằng giấy ướt, dính vào mặt các thành viên và làm vỡ một vài cửa kính. Các thủ phạm bị phạt 5 USD và phải trả chi phí thay kính vỡ.

Những người mới vào nghề là mục tiêu thường xuyên của các trò chơi khăm, thường bị cắt cravat và xé tay áo. Một trò chơi khăm phổ biến khác liên quan đến bột đá tan. 'Bất thình lình, mọi người hô 'Tuyết rơi ở New York', theo một nhà đầu tư ở NYSE ghi trong sách Groce, và khi ông nhìn xuống thì mọi người đã rắc bột trẻ em lên khắp đôi giày của ông'.

Trò chơi khăm cũ nhất ở NYSE đó là đẩy một nhà đầu tư mới vào giữa đám đông để mua một cổ phiếu tưởng tượng. Các nhà môi giới chứng khoán khác, tham gia trò đùa, liên tục đẩy giá lên đồng thời dùng cùi chỏ ẩn thành viên mới vào nghề này (neophyte) ra khỏi vị trí chiến lược. Giá lên trời còn anh ta toát mồ hôi. Cuối cùng anh cũng hiểu ra vấn đề và tất cả mọi người cùng cười.

Sách Groce mô tả một trò chơi khăm công phu liên quan đến một nhà đầu tư ở NYSE mà các đồng nghiệp nghĩ rằng anh này tự cao tự đại. Một mùa hè, nhà đầu tư này đội một chiếc mũ quả dưa màu trắng đi làm. Các đồng nghiệp, mong muốn chỉ ra cái tôi tự phụ của anh ta, đã mua nhiều chiếc mũ tương tự với những kích cỡ nhỏ hơn. Mỗi tuần, nó sẽ được thay dần bằng chiếc mũ nhỏ hơn. Khi mũ ngày càng lên cao trên đầu, nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi, và được trấn an bởi đồng nghiệp là đầu của anh ta đang to lên.

Tuy nhiên, những trò chơi khăm trở nên ít hài hước hơn vào giữa cho đến cuối thế kỉ 20, khi tiền phạt lớn được áp dụng. Trò ném bột đá bị cấm, bắn súng phun nước, bóng bay nước và các trò chơi khăm khác cũng bị cấm, và những người chủ xướng trò đùa sẽ bị phạt tới 1.000 USD. Theo một quan chức Sở giao dịch, các trò đùa trở nên mang tính phá hoại hơn khi có nhiều nhà đầu tư hơn cùng với số lượng giao dịch tăng lên. Mức phạt đã được áp dụng sau khi một số vụ chơi khăm đã làm gián đoạn giao dịch và gây phá hoại đối với các thiết bị liên lạc trên sàn.

Năm 1992, Sở Giao dịch chứng khoán Pacific ở Los Angeles đã ra bản thông báo yêu cầu các thành viên 'dừng và từ bỏ (desist) các trò đùa đánh nhau bằng dây cao su và bắn nhau bằng đạn ghém.' Những người vi phạm lần đầu sẽ bị phạt 1.000 USD, và liên tục phạm tội có thể bị phạt tới 5.000 USD. Sàn NYSE và American Stock Exchange ở New York cũng có các quy định tương tự, phạt 250 USD đối với vi phạm lần đầu, và 500 USD cho lần thứ hai trở đi, cấm 'ném các đồ vật trên sàn giao dịch' với mức phạt tới 500 USD.

Các trò chơi khăm trên sàn đã giảm dần ngay cả trước khi tiền phạt được áp dụng. Khi giao dịch điện tử được ứng dụng và số người trên sàn giao dịch giảm, các trò chơi khăm và trò đùa đã đi vào lịch sử tài chính cùng với băng (ticker tape) và máy điện báo đánh chữ (teletype). Ngày nay, khả năng bạn thấy một trò đùa nào đó cũng hiếm như việc nhìn thấy một con bò sống ở Sở giao dịch vậy - ngoại trừ, có lẽ là, ngày Cá tháng Tư.


Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc