Chính sách kiệm ước: nguyên nhân khiến các thuộc địa Mỹ nổi dậy


Một bức họa trào phúng vào khoảng năm 1766 nhân dịp kỷ niệm sự hủy bỏ đạo Luật thuế Tem (Stamp Act). Thủ tướng George Grenville, người áp dụng thuế này lên các thuộc địa Mỹ, đang mang hộp áo quan (coffin). Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ). Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

By Andrew Edwards / Sơn Phạm dịch

Vào lúc này, khu vực đồng euro đang cố gắng ép buộc các nước thành viên tuân thủ tài khóa thông qua các gói giải cứu, các chương trình thắt lưng buộc bụng và kiểm soát dòng vốn, có lẽ cũng nên cân nhắc lời khuyên t một tiền lệ trong lịch sử: Cuộc Cách mạng Mỹ.

Vào đầu thế kỷ 18, vai trò của Bắc Mỹ trong đế quốc Anh tương tự như vai trò của Cyprus và Slovenia trong khu vực euro ngày nay. Những người Mỹ là các nô lệ, dân buôn lậu, chở rượu lậu (rumrunner) và những người cuồng tín - những người 'giàu có, thương mại và thịnh vượng' khi họ tăng trưởng tài khóa một cách vô trách nhiệm. Nhưng khi đế quốc Anh cố gắng để có thể trả được nợ sau cuộc Chiến tranh Bảy năm, chính phủ của Thủ tướng George Grenville đã nỗ lực để áp buộc những thuộc địa này vào kế hoạch 'kiệm ước tài khóa'.

'Hoàn cảnh của thời đại, sự túng thiếu của đất nước, và khả năng của thuộc địa, những yếu tố này kết hợp lại là nguyên nhân cần có (luật) thuế Mỹ (American Revenue)', Thomas Whately, đồng minh của Grenville viết vào năm 1765.

Rõ ràng đế quốc Anh thế kỷ 18 và khu vực euro ngày nay là hoàn toàn khác nhau, nhưng những tương đồng vẫn đáng để chú ý: một cơ quan trung ương không được dân bầu (ít nhất là không phải bởi những người Bắc Mỹ), cố gắng giải quyết vấn đề tài khóa thông qua việc gây đau đớn sai lầm lên (các nước) ngoại vi.

Khu vực euro
Khi Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế cố gắng duy trì sự tồn tại của khu vực euro, họ có lẽ muốn ghi nhớ ví dụ v đế quốc Anh. Và nhiều nước như Cyprus hay Hy Lạp có lẽ muốn nhìn vào mô hình nước Mỹ non trẻ, để thấy một lối thoát.

Vào năm 1765, đế chế Anh nợ 130,6 triệu bảng từ những trái chủ và các chủ nợ ngoại quốc. Con số này tương đương với 9,7 tỷ bảng (hay 15 tỷ USD) thời giá ngày nay. Con số có lẽ không lớn lắm, nhưng cũng đã gấp hơn 10 ln ngân khố 12 triệu bảng của đế chế Anh vào năm 1765. Nó cũng kế thừa số tiền lãi nợ phải trả hàng năm là 4,7 triệu bảng.

Trong khi đó, thuế của đế chế Anh đối với thuộc địa Mỹ vẫn ở mức tối thiểu. Số tiền chuyển trực tiếp từ các thuộc địa này về Bộ Ngân khố chỉ trung bình 1.900 bảng trong hơn 30 năm trước đó, và đã giảm từ khi cuộc chiến bắt đầu. Vấn đề còn 'nghịch lý hơn', theo Whately, khi phải mất số tiền 7.600 bảng một năm để có thể thu được những đồng thuế này.

'Toàn bộ thu nhập quốc gia khổng lồ này được huy động bởi đế chế Anh (UKGRABIQ), và do người dân đế chế Anh nộp,' Whately viết. Những thuộc địa Bắc Mỹ, với 2 triệu thần dân Anh, ông viết thêm, đóng góp 'cho chi tiêu quốc gia thông qua nộp thuế ở đó, không nhiều hơn 700 hay 800 bảng.'

Trong khi đó, những người Mỹ lại chỉ có khoảng 800.000 bảng trong nợ công. Whately cho rằng rõ ràng là họ có thể nộp nhiều hơn.

Chính phủ nội các Grenville đưa ra giải pháp 3 phần. Đầu tiên, Quốc hội cấm người Mỹ được in đồng tiền riêng của mình, ngầm ý ép buộc họ theo chế độ bản vị bạc đang được áp dụng trên toàn đế quốc. Thứ hai, chính phủ ra lệnh các sĩ quan hải quân đế chế Anh triển khai lại để bắt những trường hợp buôn lậu Mỹ và tăng thuế hải quan. Cuối cùng, người Mỹ, lần đầu tiên, sẽ bị buộc phải nộp thuế bằng bạc thẳng cho Bộ Ngân khố Trung ương, trường hợp nổi tiếng 'đánh thuế không đếm xỉa gì đến đại diện của họ' (taxation without representation).

Kế hoạch có vẻ ổn trên giấy tờ. Đối với Thủ tướng, những thuế này vẫn còn ít - chỉ khoảng 100.000 bảng một năm - ít hơn một nửa so với số tiền chi tiêu mỗi năm để duy trì lực lượng quân đội ở Mỹ. Các cuộc biểu tình phản đối từ các đại diện (agent) Mỹ và những lái buôn London đã bị giải tán.

Grenville 'nói chúng tôi nói với ông ấy rằng chúng tôi còn nghèo, và không đủ khả năng chi trả những thuế này; những người khác nói với ông ấy là chúng tôi có thể,' đại diện Connecticut - ông Jared Ingersoll nhớ lại. 'Bây giờ, ông ấy nói, hãy tự tay giải quyết công việc, bạn sẽ thấy nó bức thiết (pinch) ở chỗ nào và như thế nào, và chắc chắn sẽ làm cho chúng tôi biết trong trường hợp nào được giảm nhẹ.'

Người thu thuế
Ingersoll chấp nhận vị trí như là người thu thuế (Stamp Collector) - một bước đi khiến về sau ông phải hối tiếc - và trở lại Connecticut để bắt đầu thực hiện những thuế mới này. Đây là một vấn đề đau đầu. Những thuế này xâm nhập (infiltrate) vào hầu hết các khía cạnh đời sống người dân Mỹ, bao gồm báo in và các tờ rơi, các văn bản pháp luật, trái phiếu và trao đổi thư tín thương mại.

Nhưng khi Ingersoll tính toán các con số, ông nhận thấy một vấn đề thúc bách - người Mỹ - ít nhất là ở Connecticut - không có đủ bạc để nộp thuế bởi sự giàu có của họ gắn liền với đất, gia súc và chở hàng.

Thêm vào đó, đồng bạc mà những người Mỹ đã chuyển về đế chế Anh - không phải để trả thuế, mà để chi trả số tiền 4 triệu bảng người Mỹ nợ các lái buôn đế chế Anh tiền chè, cà phê và các hàng hóa khác.

Kết quả là một bài toán hóc búa (conundrum). Ingersoll dự tính các thuế tem ở Connecticut khoảng 4.000 bảng một năm. Không nhiều, nhưng cũng đủ để làm phá sản thuộc địa này.

Ingersoll viết, 'tôi băn khoăn rằng liệu chúng ta thậm chí có được số tiền đó trong thuộc địa không.'

Nói cách khác, người Mỹ bị đánh thuế bằng một đồng tiền mà họ không kiểm soát, không sở hữu, và bị yêu cầu trả những món nợ mà họ không mắc.

Họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nổi dậy, và họ đã làm vậy. Chính phủ Grenville bị mất chức và đạo Luật thuế Tem bị bãi bỏ. Nhưng sự tàn phá thì đã xảy ra.

Như nhà kinh tế đế chế Anh - Arthur Young nói vào đêm trước chiến thắng của nước Mỹ trong cuộc cách mạng: triết lý của Grenville phải chịu trách nhiệm.

'Do đó không có gì là vô căn cứ khi nói rằng, những người này, hay cơ quan khác, hay Thủ tướng, là nguyên cớ cuộc chiến tranh Mỹ,' Young viết vào năm 1780. 'Không phải là đạo Luật thuế Tem, hay sự hủy bỏ của nó; không phải là Lord Rockingham hay Lord North, mà chính tinh thần độc quyền thương mại xấu xa (baleful) muốn cai trị các quốc gia lớn, là công thức ngắn gọn của cuộc chiến này (on the maxims of the counter).'

Những câu chữ đáng cân nhắc ngày nay.

(Andrew Edwards là nghiên cứu sinh lịch sử nước Mỹ tại Đại học Princeton.)

Bloomberg


Tags: economics

7 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc