Khi Roosevelt đưa thanh niên thất nghiệp lên rừng


Một nhóm người đang trồng cây như là một phần của dự án Đoàn Bảo tồn Dân sự (Civilian Conservation Corps) ở Minnesota năm 1933. Nguồn: Getty Images.

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg, kể về việc trong thời kỳ Đại khủng hoảng, một thách thức lớn đối với chính phủ là làm thế nào để tạo thêm công ăn việc làm mà không chèn lấn khu vực doanh nghiệp tư nhân. Vào cuối tháng Ba năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã khuyến nghị thành lập một 'đoàn bảo tồn dân sự được sử dụng cho các công trình đơn giản, và không can thiệp vào công ăn việc làm thông thường.'

Ý tưởng này nhằm thuê một số lượng lớn những thanh niên thất nghiệp để cải thiện đất đai công cộng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Công việc trong các khu rừng tiểu bang và liên bang hoặc các dự án kiểm soát lũ lụt và bảo tồn đất, 'là có giá trị thực tiễn được xác định rõ ràng, không chỉ thông qua việc ngăn chặn thua lỗ tài chính rất lớn hiện tại mà còn như là một phương tiện để tạo ra của cải quốc gia trong tương lai,' Roosevelt giải thích. 'Tuy nhiên, quan trọng hơn những lợi ích vất chất này còn là các giá trị đạo đức và tinh thần mà những công việc này mang lại.'

Roosevelt ước tính rằng 250 nghìn công việc tạm thời có thể sẽ được lấp đầy vào mùa hè nếu Quốc hội hành động nhanh chóng.

Trong vòng 10 ngày, Hạ nghị viện đã thông qua một dự luật hình thành Đoàn Bảo tồn Dân sự. Một sửa đổi quan trọng từ đảng viên Cộng hòa Oscar De Priest, nghị sĩ quốc hội da đen duy nhất, quy định rằng luật này không được phân biệt đối xử dựa trên 'chủng tộc, tín ngưỡng (creed) hay màu da' trong việc thuê công nhân cho các đoàn mới. Dự luật đã được thông qua ở Thượng nghị viện, và Roosevelt ký thành luật vào ngày 31 tháng Ba.

Hành động nhanh là tối quan trọng: Roosevelt muốn việc làm được đảm bảo cho 25.000 người đầu tiên trong vòng một ít tuần. Giám đốc dự án Robert Fechner, Phó Chủ tịch Hiệp hội quốc tế những người chế tạo máy, đánh điện tới các thống đốc bang vào ngày 3 tháng Tư và yêu cầu họ gửi các kỹ thuật viên tới Washington trong vòng 3 ngày để phối hợp với các cơ quan liên bang trong việc lựa chọn những địa điểm thích hợp cần lao động bảo tồn.

Các đơn vị đồn trú tuyển binh lính được sử dụng như những trung tâm đăng ký việc làm, và các xe tải quân sự chuyên chở công nhân đến 'các trại trong rừng.' Ở đó, công nhân được kiểm tra sức khỏe, đào tạo và giao việc.

Robert Y. Stuart, Giám đốc Sở Lâm nghiệp Mỹ (U.S. Forest Service), ước tính các trại lao động trong rừng có thể tuyển dụng 250.000 người. Dự án này sẽ bao gồm việc xây dựng 13.000 dặm đường điện thoại trong rừng (forest telephone line?), 900 dặm đường băng cản lửa (fire break), 11.700 dặm hàng rào, 3.600 dặm đường rừng, và 54.500 dặm đường nhỏ và đường mòn, cũng như dọn dẹp rác rưởi từ hơn 1 triệu mẫu đất có thể nguy hiểm gây cháy.

Một trong những trại đầu tiên được dựng lên gần New Rochelle, New York, và đăng ký 1.790 người vào ngày 15 tháng Tư. (Mặc dù sau đó, tờ New York Times viết là có 351 công nhân trẻ đã rời bỏ vì nhớ nhà, cha mẹ phản đối hoặc họ đã không vượt qua được đợt kiểm tra thể lực.) Được chia thành 6 nhóm, những công nhân này sẽ 'lên rừng' vào đầu tháng Năm.

Sửa đổi của De Priest đã mang lại việc làm cho người Mỹ da đen trong thời kỳ phân biệt chủng tộc (segregation) sâu sắc này. Vào ngày 24 tháng Tư, năm 1933, địa điểm đầu tiên ở Pennsylvania, trong thời gian ngắn được gọi là trại De Priest, đã mở cho các công nhân da đen ở Rừng quốc gia Allegheny.

Hy vọng đang trở lại đối với những người thất nghiệp Mỹ.

Sơn Phạm
Bloomberg

Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc