Khi nước Mỹ cân nhắc tuần làm việc 30 giờ


Dòng người thất nghiệp xếp hàng bên ngoài Cục Lao động bang New York để đăng ký các công việc cứu trợ liên bang năm 1933. Nguồn: AP Images

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg kể về việc khi tháng đầu tiên mới nhậm chức của Tổng thống Franklin D. Roosevelt sắp kết thúc, và các ngân hàng mới mở cửa trở lại sau khi đóng cửa thành công, Tổng thống đã hướng sự chú ý của mình tới thách thức chính tiếp theo: đó là thất nghiệp hàng loạt.

Roosevelt đề xuất trợ cấp tiểu bang trực tiếp cho các chương trình cứu trợ, công trình công cộng để tạo công ăn việc làm, và một đội ngũ bảo tồn dân sự để thực hiện các công việc như trồng rừng, ngăn chặn xói mòn đất, kiểm soát lũ lụt và các dự án khác.

Tuy nhiên, các kế hoạch khó hiểu và gây tranh cãi hơn cũng sớm xuất hiện, khi cuộc Đại khủng hoảng dẫn tới sự chia rẽ chính trị về việc làm thế nào để giúp đỡ những người bị thất nghiệp.

Nhu cầu công ăn việc làm rõ ràng là cấp bách. Ủy ban Việc làm Pennsylvania, sau khi phân tích hơn 30.000 cuộc phỏng vấn với những người thất nghiệp, đã nhận thấy 'người không có việc làm trung bình là người da trắng bản địa, 36 tuổi, có vợ, có sức khỏe và có hồ sơ nghề nghiệp tốt'. Hầu hết 3/4 trong số những người này 'đủ điều kiện để xếp hạng tay nghề cao trong chuyên môn của họ.'

Những người chủ lao động không phải là đã sa thải những công nhân nhiều tuổi, hay những người thất nghiệp chủ yếu là lao động không có kỹ năng hoặc 'bất tài vô dụng' (shiftless "bums") một cách mất cân đối như tin đồn. Thay vào đó, hầu hết là những lao động 'loại 1' ở thời kì sung sức nhất đã không có việc làm một cách miễn cưỡng, nhiều người trong số đó hàng năm trời.

Điều này đã đặt ra tình huống nan giải chủ yếu đối với các nhà lập chính sách. Thượng nghị sĩ Dân chủ Hugo Black của bang Alabama, đề xuất tuần làm việc 30 giờ được áp dụng trên toàn liên bang. Những người chi trích cho rằng, do một tuần làm việc đầy đủ là 42 giờ, nếu vậy lương sẽ bị giảm đi 1/3.

Black lập luận rằng 'sẽ hầu như không có động cơ để giảm lương với tỉ lệ tương ứng nếu như tất cả các công ty đều áp dụng số giờ làm việc như nhau.'

Có lẽ vậy, nhưng chắc chắn điều này sẽ tạo ra khó khăn trong việc thực thi luật trên toàn quốc sánh ngang với Luật Cấm rượu.

Thượng Nghị sĩ Cộng hòa David Reed của bang Pennsylvania lập luận giờ làm việc ngắn hơn nhưng vẫn nhận đủ lương cho cả tuần sẽ làm tăng chi phí lao động của hàng hóa lên 1/3, do đó sẽ tăng giá cả. Tuy nhiên, do sự giảm phát gây ra bởi cuộc Đại khủng hoảng, các thượng nghị sĩ khác nói h còn hi vọng như vậy.

Thượng nghị viện chấp thuận dự luật 30 giờ của Black, một giải pháp tạm thời trong vòng 2 năm, vào ngày 6 tháng 4 với 53 phiếu thuận và 30 phiếu chống. Hạ nghị viện hứa sớm có các cuộc điều trần, kể cả khi sự chống đối giải pháp này gia tăng. Những người chỉ trích khẳng định cần có cuộc kiểm tra xem dự luật có vi hiến hay không vì đề xuất này 'chấm dứt tất cả các quyền tự do thương mại' và xóa bỏ 'quyền của các bang đối với những vấn đề địa phương.'

Những người lãnh đạo công nghiệp cũng có quan điểm chia rẽ. Chủ tịch Packard Motor Co. - Alvan Macauley coi luật là 'rất nguy hiểm vào thời điểm này, và có thể dẫn đến sự gia tăng lớn trong chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa'. Đối với Frederick Rentschler, Chủ tịch Pratt & Whitney Aircraft Co., đề xuất của Black là 'kế hoạch mang tính xây dựng tiên tiến nhất được nêu ra, mặc dù có thể gây ra một số khó khăn và không hiệu quả, nhưng nó rõ ràng là biện pháp tuyệt vời để giảm thất nghiệp.'

Trong khoảnh khắc thỏa thuận hiếm hoi, cả hai Hiệp hội các Nhà sản xuất quốc gia và Liên đoàn Lao động Mỹ đều chống dự luật này trên cơ sở rằng nó sẽ làm gia tăng đáng kể quyền lực liên bang.

Bộ trưởng Lao động Frances Perkins, người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Nội các của một Tổng thống Mỹ, chủ trì phiên điều trần của Ủy ban Lao động H viện. Ngày làm việc 6 giờ, bà khẳng định, cùng với mức tiền lương tối thiểu theo ngành và theo vùng cụ thể, sẽ tạo ra một phương tiện để chia sẻ công việc nước Mỹ và 'đặt mức sàn đối với việc giảm tiền lương.'

Gerard Swope, Chủ tịch General Electric Co., và Chủ tịch AFL - William Green xác nhận ủng hộ, nhưng họ phản đối điều khoản lương tối thiểu.

Trước cuối tháng Tư, chia rẽ và tranh cãi đã 'đánh đắm' cơ hội của dự luật. Việc thông qua của dự luật này đã 'không còn hợp thời nữa', Lãnh tụ đa số Thượng viện - Joseph Robinson, một đảng viên Dân chủ Arkansas, kết luận. Do vậy, Quốc hội sẽ phải nghĩ các phương cách khác để giảm thất nghiệp.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc