Khi Đại khủng hoảng tác động tới ngành công nghiệp dầu mỏ

Khi giá dầu thế giới giảm vào mùa xuân năm 1933, cả thế giới trông vào nước Mỹ. Nguồn: Getty Images.

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg, kể về thời điểm ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu phải đối mặt với sức ép cổ điển vào mùa xuân năm 1933: đó là giá giảm và sản lượng gia tăng. Động lực tàn bạo này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng quốc tế và sự tàn phá kinh tế đang hoành hành (roil) các thị trường trên thế giới trong thời kì Đại khủng hoảng. Và nó sẽ góp phần đặt nền móng cho một thế kỉ hoạt động chính trị năng lượng.

Các nhà sản xuất dầu trên thế giới đã chỉ trích Mỹ.

'Tất cả các giàn khoan dầu ngoài nước Mỹ đều đã hạn chế khai thác,' tờ the Economist viết. Nhưng tại Mỹ, 'sự kết hợp ma quỷ giữa sản xuất thừa và sản xuất phi pháp' đã ngăn cản các nỗ lực duy trì giá cả.

Một vài bang nước Mỹ đã bắt buộc giảm bơm hút dầu, và một vài hiệp hội những nhà khai thác đã đồng ý thu nhỏ quy mô (scale back). Các nhà sản xuất độc lập khác phớt lờ những hạn chế này, và ở các bang mà những nhà sản xuất này có quyền lực chính trị, chính phủ từ chối hành động. Một số nhà sản xuất mỏ dầu bơm hút nhiều hơn nữa nhằm duy trì doanh thu, nhưng họ chỉ gây thêm sự sụp đổ giá cả.

Năm 1932, dầu thô nặng của Mỹ có giá trung bình là 87 xu một thùng (tương đương 12 đô la ngày nay), và dầu thô nhẹ có giá 82 xu. Vào mùa xuân năm 1933, giá dầu thô nặng giảm xuống còn 44 xu và dầu thô nhẹ là 66 xu. Sau đó, giá đã chạm đáy (the bottom fell out).

Các công ty dầu ở Texas giảm giá mạnh, một vài công ty thực hiện giao dịch 'một xu một thùng'. 4 gallon dầu thô mới được một xu.

Những giảm giá này đã lan rộng. 'Sự tàn phá thị trường giữa lục địa là do sự tràn ngập dầu rẻ từ Đông Texas,' J. Steve Anderson, một nhà sản xuất dầu ở Oklahoma City, nói.

Các tập đoàn lớn đã tìm cách dìm giá xuống thấp đến mức mà các công ty độc lập với trữ lượng nhỏ sẽ b lỗ lớn trừ khi đóng cửa sản xuất. Vào tháng Năm, mức giá đã tăng lên 25 xu một thùng, nhưng đối với các công ty nhỏ, đây vẫn là mức giá lỗ. Hai mươi sáu công ty ở Oklahoma City từ chối bơm hút dầu ở giá đó. Thị trường thực sự hỗn loạn.

Chính phủ phải làm gì? Những lời thỉnh cầu đã được gửi đến Tổng thống Franklin D. Roosevelt thúc giục chính phủ liên bang kiểm soát sản xuất. Thậm chí các giám đốc Viện dầu lửa Mỹ thảo luận trợ cấp của chính phủ, một bước đi đáng chú ý đối với những người ủng hộ thị trường tự do. Nhưng các giám đốc của Viện đã chia rẽ sâu sắc về việc liệu cuộc khủng hoảng này là tm thời và sẽ tiêu tan, hay sẽ nghiêm trọng hơn và yêu cầu phải điều tiết.

Hoạt động chính trị dầu ở các nước Trung Đông cũng náo loạn. Ba Tư đột ngột hủy bỏ thỏa nhượng (concession) dầu Anh-Ba Tư vào tháng Mười một năm 1932. Nhà vua (shah) muốn có phần lợi nhuận lớn hơn để có tiền hỗ trợ các kế hoạch xây đường sắt của mình. Mặc dù các lãnh đạo Vương quốc Anh đã tính đến can thiệp quân sự, một thỏa hiệp đã đạt được sau khi Chủ tịch Anh-Ba Tư đe dọa hủy bỏ các cuộc thương lượng.

Đáng chú ý hơn nữa là thỏa thuận nhượng dầu giữa Standard Oil Co., California và vua Abdulaziz của Saudi Arabia vào tháng Năm. Dầu đã được phát hiện ở Bahrain vào năm 1932, nhưng chưa một công ty nào chấp nhận (leap at) lời đề nghị quyền khai thác của nhà Vua. Cuối cùng, Standard Oil đã đặt trước 250.000 đô la và cam kết trả 10 xu cho mỗi thùng dầu khai thác được.

Căn cứ giá thế giới lúc đó, không có gì ngạc nhiên công ty trì hoãn (stall) việc khai thác hàng năm trời. Tuy nhiên, cuối cùng, đây lại là một phi vụ tài tình.

Sơn Phạm
Bloomberg

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc