Ngày 4 tháng Bảy: ngày biểu tình đẫm máu trong lịch sử nước Mỹ

Chuẩn bị để kỷ niệm Ngày Độc lập, năm 1906. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

By Alasdair Roberts / Sơn Phạm dịch

Vào ngày 04 tháng Bảy năm 1934, nước Mỹ bước vào năm thứ tư của một cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở bờ biển phía Tây, những người kiếm ăn sinh sống ở bến tàu (longshoremen) đã lợi dụng quyền tổ chức công đoàn vừa mới được chấp thuận và đã tổ chức đình công. Ở San Francisco, đã có sự yên lặng đến khó chịu ở bến cảng sau khi đã xảy ra đụng độ giữa cảnh sát và những người đình công vào ngày hôm trước.

Sự yên ổn chỉ diễn ra trong một vài giờ. Cảnh sát San Francisco đã lên kế hoạch một nỗ lực khác để mở bến cảng. Vào buổi sáng ngày 05 tháng Bảy, họ đã bắn hơi cay và tấn công những người biểu tình. Cuộc đụng độ kéo dài trong nhiều giờ. "Đây là một Gettysburg thu nhỏ," tờ San Francisco Chronicle đưa tin. Vào buổi tối, hai người biểu tình đã bị chết và Vệ binh Quốc gia đã thiết lập tổ súng máy để bảo vệ bến cảng.

Bạo lực như vậy không hề đáng ngạc nhiên. Ngày 4 tháng Bảy thường là dịp cho những vụ như này, đặc biệt khi nền kinh tế trở nên tồi tệ. Cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc gần thời điểm đó nhất diễn ra trong những năm 1890. Vào năm 1894, thương mại đã bị tê liệt bởi một cuộc đình công ngành đường sắt khởi đầu từ Chicago. Ngày 04 tháng Bảy (năm đó), quân đội liên bang đã được cử đến để mở các ga đường sắt của thành phố. Buổi tối hôm đó, bạo lực nổ ra trên toàn Chicago.

"Súng máy (gatling gun) cũng khó đẩy lùi được đám đông", một tờ báo thuật lại. Mười một người đã chết trước khi trật tự được lập lại một tuần sau đó.

Kỵ binh tấn công
Đã có một cuộc đình công đẫm máu ngành đường sắt tương tự vào tháng Bảy năm 1877, ở giữa cuộc khủng hoảng trước đó. Tại Chicago, kỵ binh liên bang - "cựu chiến binh da đỏ, những người có thể trông cậy được vào bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào" - đã tấn công một đám đông khoảng 10.000 người trên Halstead Street. Bị thúc giục (egg on) bởi các doanh nhân Chicago, chính phủ liên bang đã thành lập một đơn vị đồn trú thường trực tại Fort Sheridan, cách 30 dặm về phía bắc của thành phố.

Cuộc khủng hoảng vào những năm 1870 là tồi tệ nhất kể từ đầu những năm 1840. Rắc rối cũng xảy ra. Ở Philadelphia, cạnh tranh chỗ làm khi công việc khan hiếm đã làm dấy lên những căng thẳng giữa người nhập cư và người Mỹ bản địa.

Cuộc biểu tình ngày 04 tháng Bảy năm 1844 được dự định như là một minh chứng về sức mạnh của những người theo chủ nghĩa quốc gia. Cuộc biểu tình này đã dẫn đến bốn ngày đụng độ trong thành phố khi đám đông đánh nhau với lính pháo binh. Vào ngày 08 tháng Bảy, Philadelphia đã được đặt dưới thiết quân luật.

Vào ngày quốc khánh, năm 2013, chúng ta đang phải vật lộn với hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế được coi là tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng. Nhưng cuộc suy thoái này đã không gây ra một tình trạng bất ổn xã hội lớn nào. Tại sao vậy?

Lý do đầu tiên là chúng ta có khả năng để kiểm soát tình trạng bất ổn một cách có hiệu quả hơn, phần lớn do những cuộc biểu tình đẫm máu ngày Độc lập trong quá khứ. Bạo loạn trong những năm 1840 đã khiến các thành phố lớn ở vùng Đông Bắc công nghiệp - Philadelphia, New York, Boston, Baltimore - thực hiện những nỗ lực nghiêm túc đầu tiên trong việc thành lập lực lượng cảnh sát đô thị. Các vấn đề rắc rối của những năm cuối thế kỷ 19 đã dẫn tới những cải cách giúp cho Vệ binh Quốc gia kiểm soát bạo động tốt hơn. Và những năm 1930 đã ban hành các hạn chế pháp lý chặt chẽ hơn về thời gian và địa điểm của các cuộc biểu tình.

Chúng ta cũng đã nhìn thấy sự lớn mạnh tương tự của lực lượng cảnh sát trong hơn ba thập kỷ qua. Công chức thực thi pháp luật được trang bị tốt hơn hơn bao giờ hết. Việc nhìn thấy cảnh sát trong trang phục và thiết bị chống bạo động được trang bị 'đến tận răng' là một sự mới lạ vào năm 1980, nhưng ngày nay không có gì đáng ngạc nhiên. Và các lực lượng cảnh sát chính đã kiểm soát tốt hơn nhiều khi bạo loạn xảy ra.

Điều này giúp giải thích tại sao các cuộc biểu tình Chiếm phố Wall đã rất yên bình ở hầu hết các thành phố - và tại sao họ thường kết thúc một cách lặng lẽ.

Lý do thứ hai là sự sụp đổ của phong trào công đoàn. Các cuộc đình công và biểu tình do công đoàn tổ chức thường không biến thành bạo lực, nhưng nguy cơ xung đột sẽ giảm nếu các cuộc đình công và biểu tình này không được tổ chức (gì sất).

Và đó là câu chuyện của ba thập kỷ qua. Ngày nay, chỉ có 7 phần trăm lực lượng lao động trong khu vực tư nhân tham gia công đoàn. Từ năm 1950 đến năm 1980, nước Mỹ đã trải qua trung bình 300 cuộc đình công lớn mỗi năm. Từ năm 2000 đến năm 2010, con số này chỉ còn 17 cuộc mỗi năm.

Các chương trình xã hội
Lý do thứ ba là sự kéo dài của mạng lưới an sinh xã hội - mạng lưới các chương trình này bao gồm phúc lợi, bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội và y tế để bảo vệ người dân Mỹ khỏi sự túng quẫn về kinh tế. Hệ thống này đã bị tấn công trong vòng 30 năm qua. Tuy nhiên, mạng lưới an sinh này vẫn (bao quát) rộng hơn nhiều so với những năm 1930. Và nó đã hoàn thành nhiệm vụ mà các nhà thiết kế chương trình hy vọng - đó là giúp duy trì sự yên ổn trong thời kỳ khó khăn.

Lý do cuối cùng là, chính quyền liên bang đang hành động một cách hạn chế để ngăn chặn nền kinh tế trong vòng xoáy xoắn ốc tiếp tục đi xuống. Các nhà hoạch định chính sách, được cho là, đã miễn cưỡng khởi động chương trình chi tiêu tích cực để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang đã không hề ngần ngại trong việc theo đuổi các biện pháp không chính thống để tránh một cuộc khủng hoảng toàn diện. Đây là một sự thay đổi lớn so với các cuộc khủng hoảng trước đây, khi chính quyền do dự can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế.

Người Mỹ ngày nay coi chính sách kinh tế là một vấn đề kỹ thuật, tách rời với những câu hỏi gai góc về an ninh và trật tự. Điều này khiến chúng ta khác với thế hệ trước trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Chúng ta có thể không thích tất cả những cách mà xã hội Mỹ đã phát triển để giữ yên ổn trong giai đoạn khó khăn, nhưng chính những thay đổi này đã ngăn chặn các vụ bạo lực khác vào ngày 4 tháng Bảy.

(Alasdair Roberts là Giáo sư Luật và Chính sách công Jerome L. Rappaport tại trường Đại học Luật Suffolk ở Boston. Ông là tác giả cuốn sách "Cuộc Đại Khủng hoảng đầu tiên của nước Mỹ: Suy thoái kinh tế và rối loạn chính trị sau cơn hoảng loạn năm 1837.")

Bloomberg


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc