Roosevelt cải tổ nông nghiệp và nhà máy như thế nào?

Tổng thống Franklin D. Roosevelt khởi xướng các chương trình cải tổ nông nghiệp và sản xuất khi lên nắm quyền vào năm 1933. Minh họa bởi Clifford Berryman.

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg, kể về việc ngày 7 tháng Năm, 1933 Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã có bài trên sóng phát thanh quốc gia 'câu chuyện bên lò sưởi' lần thứ hai của mình, phác thảo những cải tổ về nông nghiệp và sản xuất trong Chính sách Kinh tế mới (New Deal).


Cả hai ngành này đều bị ảnh hưởng (afflict) bởi sản xuất thừa, giá cả thấp và lương thấp khi Đại Khủng hoảng kéo dài. Đối phó với tình hình này, Roosevelt hiện đang đề xuất Chính phủ sẽ can thiệp vào nền kinh tế với quy mô lớn.

Dự luật Cứu trợ nông nghiệp (Farm Relief) sẽ tăng lợi nhuận cho nông dân và ngăn chặn việc sản xuất thừa tai hại, đã khiến cho giá thấp trong quá khứ. Các chính sách sản xuất mới sẽ mang lại cho công nhân mức lương công bằng, ngăn chặn cạnh tranh khốc liệt, thời gian làm việc quá dài, và sản xuất thừa.

Sau bài phát biểu trên sóng phát thanh của Roosevelt, nông dân trồng lúa mỳ Tom Campbell ở Montana điện tới Nhà Trắng: 'Ngài có niềm tin của 120 triệu người dân. Lòng quả cảm và sự thẳng thắn của Ngài đã làm mọi người vui sướng.' Các lãnh đạo doanh nghiệp 'đánh giá cao và rất cám ơn các công việc mang tính xây dựng mà Ngài đã làm vì lợi ích của chúng tôi,' Thomas J. Watson, Giám đốc International Business Machines Corp (IBM), viết.

Roosevelt bãi bỏ các cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm về tài chính nông nghiệp và thành lập Cơ quan Tín dụng Nông sản hợp nhất, nhằm quản lý các khoản vay hiện tại trị giá 2,5 tỷ USD và một quỹ đầu tư 2 tỷ USD cho các khoản vay trong tương lai. Luật Điều chỉnh Nông nghiệp đã giảm diện tích và sản lượng, đánh thuế trên nông sản để tăng giá và bồi thường cho nông dân, và kiểm soát hoạt động mua bán trên thị trường thông qua giấy phép và giám sát các thỏa thuận giữa các nhà sản xuất, nhà chế biến và nhà phân phối.

Bộ trưởng Nông nghiệp Henry Wallace mô tả ngắn gọn tính cấp thiết 'việc điều chỉnh nông nghiệp của chúng ta theo thị trường thực tế và phải làm như vậy càng nhanh càng tốt.'

Thực hiện chính sách công nghiệp còn khó hơn căn cứ vào sự khác biệt lớn trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, dệt may, sắt thép, dầu, ôtô và máy móc. Tuy nhiên tất cả các ngành công nghiệp đều phải đối mặt với tình hình lương giảm và thất nghiệp gia tăng. Thậm chí một người cứng đầu như Henry Ford, người thường phản đối sự can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế, cũng thừa nhận rằng 'không gì có thể đúng trong đất nước này cho đến khi tiền lương là đúng. Nếu chính phủ có thể giải quyết những vấn đề này, thật là tốt.'

Đạo luật Phục hồi Công nghiệp Quốc gia đề xuất các hiệp hội ngành nghề tạo ra các quy tắc cạnh tranh công bằng nhằm chấm dứt cuộc đua xuống đáy, từ đó dẫn tới tăng cơ hội việc làm và giá cả. Những quy tắc này cũng khẳng định các quyền của người lao động được tổ chức và thương lượng tập thể.

Ngoài ra, dự luật này sẽ thêm 3,3 tỷ USD cho các công trình công cộng liên bang, giảm thất nghiệp và cải thiện cơ sở hạ tầng. Dự luật thậm chí còn có một điều khoản để kiểm soát biến động bất thường của ngành công nghiệp dầu.

Các tranh luận về dự luật này tiếp tục đến tháng Sáu, Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất chống lại công đoàn đã tổ chức chiến dịch phản đối. Chủ tịch General Electric Co - Gerard Swope tuyên bố sự ủng hộ của mình, phê phán các hiệp hội thương mại đã không hành động và thái độ thù địch của họ đối với quy định khẩn cấp này.

Việc ban hành Đạo Luật này là chắc chắn, nhưng cuộc đấu tranh công nghiệp chỉ mới bắt đầu.

Sơn Phạm
Bloomberg

Khi nông dân Mỹ ngăn cản tịch biên nhà cửa
Ngày Appomattox: điều mọi người dân Mỹ nên nhớ
Tags: economics

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc