Dạo quanh cửa hàng trái cây tươi đắt đỏ nhất Nhật Bản

Cửa hàng Sembikiya ở Tokyo được bài trí sang trọng như một tiệm trang sức và giá mỗi loại quả ở đây cũng lên tới hàng triệu đồng.
Đây là cửa hàng hàng đầu (flagship) của chuỗi cửa hàng (emporium) hoa quả Sembikiya. Được điều hành bởi các thế hệ một gia đình dòng họ samurai kể từ năm 1834, Sembikiya ban đầu là một cửa hàng trái cây giảm giá. Tuy nhiên, vợ của chủ sở hữu thế hệ thứ hai đã quyết định họ có thể kiếm nhiều tiền hơn bằng một hướng đi khác.


Sembikiya sẽ không chỉ là một cửa hàng bán trái cây đơn thuần mà phải được xem như một cửa hàng quà tặng. Những người quản lý ở Sembikiya ước tính có đến 80 - 90% số hoa quả của cửa hàng được nhiều người mua làm quà tặng trong những dịp quan trọng như đám cưới, tặng đối tác làm ăn (business transactions) hay thăm người bệnh (hospital visits).


Bạn nhìn không sai đâu, $21 cho mỗi quả táo. 'Sekai-ichi' có nghĩa là 'tốt nhất thế giới.' Những quả táo này có lẽ đã được tưới bằng mật ong, nước đái của các thiên thần (angel piss), và những giọt nước mắt của Donald Trump :). (Đùa chút, nhưng các bạn sẽ thấy còn nhiều hơn ở dưới đây ;)


Dưa hấu vuông có giá 21.000 yên/quả (khoảng 4,5 triệu đồng).

Source: galatea00

Một hộp dâu tây Nữ hoàng gồm 12 quả có giá 6.825 yên (hơn 1,4 triệu đồng). Đây có lẽ tương đương với đĩa sushi 12 miếng đắt nhất thậm chí trong cửa hàng đẳng cấp thế giới.

Source: staplenews.com

Một hộp cherry được bán với giá 15.750 yên (khoảng 3,4 triệu đồng). Tính ra hơn 80.000 đồng/quả.


Một hộp nho giá 6.300 yên (hơn 1,3 triệu đồng).

Source: anakorpa

Hoặc bạn có thể chọn hộp 6 quả khác nhau (medly) giá 16.800 yên (hơn 3,6 triệu đồng).

Source: brad_lp80


Hay dưa hấu Densuke giá 12.600 yên (khoảng 2,7 triệu đồng). Gần đây nhất là năm 2011, các nông dân Hokkaido than phiền về việc giá cả tuột dốc đối với những quả dưa hấu không sọc này, với quả tốt nhất của mùa bán đấu giá 'chỉ' được... 4.000 đô la. Chỉ có 100 quả dưa hấu như này được trồng mỗi năm ở Hokkaido.

Source: anakorpa

Dưa vàng (cantaloup) Yubari có giá 15.750 yên/quả (khoảng 3,4 triệu đồng). Hộp 2 quả có giá 26.250 yên (khoảng 5,6 triệu đồng). Đây được coi là loại quả đắt nhất thế giới. Một quả đã từng được đấu giá tới 23.500 đô la Mỹ.

Source: brad_lp80

Những trái dưa vàng này có gì đặc biệt? Chúng được trồng trong nhà kính với điều kiện nhiệt độ lý tưởng (perfect) và mỗi quả đều có một chiếc 'mũ' để tránh ánh nắng mặt trời (sun burn). Mỗi cây chỉ thu hoạch được một quả duy nhất, để đảm bảo độ ngon ngọt tuyệt vời nhất, ngay từ lúc đầu, người nông dân đã phải cắt bỏ hết những quả kém chất lượng hơn ở cùng cây đó.


Vì sao hoa quả trở thành quà tặng xa xỉ ở Nhật Bản?
Theo nghiên cứu của Takasago, công ty nước hoa và mùi hương quốc tế có trụ sở tại Nhật Bản, trái cây được coi như một thứ xa xỉ xuất phát từ thực tế là rau luôn dồi dào trong nông nghiệp Nhật Bản, có nghĩa là trái cây không cần thiết cho dinh dưỡng.

Ở châu Âu, nơi khởi nguồn văn hóa phương Tây, phần lớn nước ở đây là nước cứng, rất khó để uống, và rất ít mùa vụ có thể cung cấp nguồn vitamin trong suốt cả năm, vì vậy trái cây, giàu hàm lượng nước và vitamin, được coi là thực phẩm thiết yếu trong đời sống của người dân. Trái cây cũng là loại thực phẩm bảo quản chính, được dùng cho mứt (jam), nước trái cây (juice), rượu vang (wine) v.v... Ngược lại, Nhật Bản có rất nhiều mưa, nước chất lượng tốt, và sẵn có phong phú các loại rau và thực vật ăn được hoang dã quanh năm, từ đó dễ dàng có được hàm lượng nước và vitamin cần thiết. Vì lý do này, trái cây luôn được coi là mặt hàng xa xỉ và là quà tặng.
Source: takasago.com


Cửa hàng Sembikiya có thể được xem là nơi khởi xướng cho truyền thống quà tặng hoa quả từ hàng thập kỷ nay ở đất nước mặt trời mọc. Thực vậy, điều này đúng một phần, vì khi có thị trường cho trái cây chất lượng cao, người nông dân đã dùng rất nhiều biện pháp để bảo đảm hương vị và vẻ đẹp không tì vết (blemishless) của những trái cây này: vườn cây ăn quả (orchard) được thụ phấn (pollinate) bằng tay với những chiếc đũa nhỏ, quả được bảo vệ bằng những hộp riêng để lớn, và táo được khắc nhãn bằng giấy nến (stencil).

Và đó là lý do vì sao dưới mỗi trung tâm bách hóa ở Tokyo, bạn luôn có thể tìm thấy một 'bảo tàng' trái cây nơi những trái dưa được bày sau khăn nhung (velvet) và kính chống đạn (bulletproof glass).

Sơn Phạm
buzzfeed


Tags: japan

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc