Kali các-bô-nát và cuộc chơi quyền lực địa chính trị

Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ).

By Stephen Mihm / Phương Thùy dịch, Sơn Phạm (hiệu đính)

Trường hợp bạn không biết, thì thị trường Ka-li các-bô-nát (potash) tuần qua đã trở nên hỗn loạn (went haywire) sau khi hãng OAO Uralkali của Nga – nhà sản xuất lớn nhất thế giới nguyên liệu thiết yếu trong phân bón này – tuyên bố chấm dứt tham gia các-ten với đối tác lâu năm Belarus của họ, công ty Belaruskali. Công ty liên doanh của hai hãng này - Belarusian Potash Co., từng đạt kỷ lục sản xuất tới 40% sản lượng Ka-li các-bô-nát toàn thế giới, tương đương với sản lượng của Canpotex – một nghiệp đoàn xin-đi-ca khác tại Bắc Mỹ. Hai tổ chức này đã thiết lập hạn ngạch sản xuất và phân chia thị trường thế giới, đảm bảo mức giá và lợi nhuận ổn định.

Nguyên nhân đằng sau động thái này của Uralkali vẫn chưa được giải đáp (remain murky). Có thể công ty này định buộc (coax) Belaruskali phải tuân thủ chặt chẽ hơn những điều khoản thỏa thuận chung của họ. Nhưng nhiều khả năng, bằng việc để giá Ka-li các-bô-nát chạm đáy (bottom out), Nga hi vọng sẽ gây ảnh hưởng tới Belarus và nhà lãnh đạo độc tài nước này - Aleksandr Lukashenko. Belaruskali là công ty lợi nhuận nhất của Belarus, chiếm 6% tổng sản lượng xuất khẩu của quốc gia này. Nếu giá Ka-li các-bô-nát lao dốc (plummet), Belaruskali có nguy cơ (susceptible) bị thâu tóm bởi Nga. Việc cổ đông lớn nhất của Uralkali, tỷ phú Suleiman Kerimov được cho là thủ lĩnh (bí mật) của điện Kremlin càng khẳng định kịch bản này.

Ka-li các-bô-nát từ lâu đã song hành với trò chơi quyền lực địa chính trị, dù lịch sử ban đầu của nó khá khiêm tốn. Cái tên Ka-li các-bô-nát xuất phát từ thực tế chất này ban đầu được tạo ra bằng cách trộn than củi (ash) với dung dịch kiềm và đun sôi trong bình (pot). Muối Ka-li (potassium salts, từ potassium xuất phát từ ‘pot ash’) tan trong nước thu được là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất thủy tinh, xà phòng, thuốc súng cũng như dùng cho tẩy trắng (bleach) và nhuộm vải. Không nước đơn lẻ nào có thể lũng đoạn được việc sản xuất Ka-li các-bô-nát; vì bất kì ai có lửa, gỗ đều có thể sản xuất được (chất này).

Tuy nhiên, cần rất nhiều gỗ để có thể sản xuất được một lượng nhỏ Ka-li các-bô-nát, vì vậy nền kinh tế toàn cầu thường trải qua những đợt thiếu Ka-li các bô nát định kỳ và do đó đòi hỏi cần liên tục tinh chế trong việc sản xuất chất này. Bằng sáng chế đầu tiên được trao ở Mỹ chính là cho một phát minh cải tiến ‘trong việc sản xuất Ka-li các-bô-nát’.

Nhiều biện pháp thay thế cho việc đốt gỗ đã được thử nghiệm (ví dụ, đốt tảo bẹ (kelp) được thử ở nhiều nơi) trước khi những mỏ muối Ka-li tự nhiên được phát hiện tại Đức vào giữa thế kỷ 19. Ka-li các-bô-nát tách biệt khỏi nguồn gốc ‘pot ash’ khiêm nhường của mình và trở thành một sản phẩm công nghiệp. Không những vậy, nó còn trở thành nguyên liệu hàng đầu trong các loại phân bón hóa học mới, đóng vai trò quan trọng trong sự bùng nổ sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Khi Ka-li các-bô-nát ngày càng trở nên thiết yếu, các nhà sản xuất của Đức đã thành lập một các-ten nhằm ấn định giá cả và kiểm soát sản xuất. Mỗi khi một mỏ mới được phát hiện tại Đức, đe dọa sự ổn định do hạ giá (undercut price) thì mỏ này (ngay lập tức) được sáp nhập vào các-ten và được giao hạn ngạch sản xuất nhất định. Giá Ka-li các-bô-nát thế giới do các-ten này quyết định, chứ không do nguồn lực thị trường (quy luật cung cầu).

Năm 1909, ba công ty sản xuất Ka-li các bô nát ở Đức không chấp nhận cứ tiếp tục bị ràng buộc bởi luật lệ này và đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất phân bón của Mỹ - hạ giá thấp hơn so với các-ten. Đối phó với hành vi này, chính phủ Đức đã áp thuế cao (prohibitive) lên các hợp đồng xuất khẩu không thuộc các-ten. Tranh cãi ngoại giao nổ ra khi chính phủ Mỹ đứng về phía các nhà sản xuất phân bón, song không mang lại kết quả gì. Thuế xuất khẩu đã buộc các công ty phản đối phải gia nhập các ten và hủy bỏ (nullify) các hợp đồng xuất khẩu.

Dù thất bại trong Thế chiến I, nước Đức vẫn tiếp tục kiểm soát nguồn cung Kali các bô nát của thế giới. Năm 1919, chính quyền Weimar đã thành lập Reichskalirat (Hội đồng Ka-li các-bô-nát) nhằm giám sát nghiệp đoàn Ka-li các-bô-nát của Đức hay còn gọi là Kalisyndikat, ‘vì sự thịnh vượng chung của người dân Đức’. Điều đó đồng nghĩa với việc hạn chế sản xuất, duy trì giá cao và áp thuế nặng (punitive) đối với Ka-li các-bô-nát nhập khẩu vào Đức nếu như bất kì nước nào ‘dại dột’ khai thác những mỏ Ka-li các-bô-nát của riêng mình.

Chẳng bao lâu Đức đã gặp phải đối thủ đến từ Pháp. Theo các điều khoản của thỏa thuận hậu chiến, Pháp được phép can thiệp vào vùng Alsace, nơi từng có khá nhiều mỏ Ka-li các-bô-nát của Đức, và đã nhanh chóng bắt tay vào sản xuất, thách thức Đức trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cuối cùng thì lợi nhuận đã chiến thắng sự đối đầu đó. Năm 1925, hai nước này đã hình thành (hammer out) một thỏa thuận các-ten, phân chia lại thị trường thế giới. Mỗi nước chấp thuận một hạn ngạch sản xuất, trong đó Đức chiếm 70% thị trường Mỹ còn Pháp giành phần còn lại. Không lâu sau đó, thị trường thế giới cũng được hai nước này phân chia với tỉ lệ tương tự.

Người Mỹ đã rất giận dữ. Herbert Hoover, lúc đó là Bộ trưởng Thương mại Mỹ, đã tiết lộ với Ngoại trưởng Mỹ rằng ‘đây là hình thức độc quyền nhà nước ở mức xấu xa nhất’, cho phép chính phủ Đức ‘tự do bòn rút cả thế giới’. Chính phủ Mỹ kiện Kalisyndikat với lý do công ty này đã vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ, nhưng đây chỉ là động thái vô nghĩa. Điều duy nhất tòa án có thể làm khi đó là ngăn không cho ‘nghiệp đoàn Ka-li các-bô-nát quốc tế’ mới thành lập hoạt động tại Mỹ, song điều này sẽ làm tê liệt (cripple) nền kinh tế Mỹ, trừ khi Mỹ có mỏ Ka-li các-bô-nát của riêng mình.

Đúng lúc đó, các nhà địa chất học của chính phủ Mỹ đã phát hiện các mỏ Ka-li các-bô-nát ở bang New Mexico vào năm 1926. Đến năm 1929, Mỹ đã có công ty sản xuất Ka-li các bô nát riêng: công ty American Potash and Chemical thuộc sở hữu của công ty Nam Phi Consolidated Gold Fields trụ sở tại London. Chính phủ Đức ngay lập tức nhận ra mối đe dọa này và tiến hành (put into a motion) một kế hoạch tuyệt vời nhưng cũng không kém phần ám muội. Kalisyndikat thông qua mạng lưới tinh vi các ngân hàng đầu tư và các công ty vỏ bọc đã mua 90% cổ phiếu của Consolidated Gold Fields, nhờ đó kiểm soát các mỏ Ka-li các-bô-nát của Mỹ. Công ty American Potash and Chemical sau đó đã phải sản xuất theo mệnh lệnh từ Kalisyndikat.

Các-ten Pháp – Đức vẫn tiếp tục phát triển trong suốt những năm 1930, bất chấp mối bất hòa ngày càng lớn giữa hai nước. Việc các công ty (Ka-li các-bô-nát) mới thành lập của Mỹ gia nhập thị trường trong thập kỉ 1930, do cách nào đó vẫn luôn phải tuân thủ mệnh lệnh từ Kalisyndikat cho thấy Đức quốc xã đã duy trì sự tồn tại và thịnh vượng của các-ten này cho tới tận khi bùng nổ Thế chiến II. Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác bắt đầu khai thác Ka-li các-bô-nát bao gồm Ba Lan, Liên Xô, Tây Ban Nha, thậm chí cả Palestine, tất cả đều gia nhập nghiệp đoàn này để đổi lấy việc cắt giảm hạn ngạch sản xuất.

Trật tự thế giới hậu chiến đã ‘phá bỏ’ các các-ten Ka-li các-bô-nát cũ nhưng những các-ten mới lại ra đời. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mở ra (usher in) thỏa thuận phân chia thị trường hiện nay giữa tập đoàn Bắc Mỹ và tập đoàn đang bị đe dọa tại Belarus.

Vở kịch Ka-li các-bô-nát mới nhất này có vẻ mới lạ hơn bởi ứng cử viên ‘nặng ký’ Uralkali đang tìm cách thoát khỏi thay vì khống chế nghiệp đoàn hiện tại. Tuy nhiên, lịch sử một thế kỷ qua đã cho thấy kết cục của trò chơi chỉ có một: bằng việc tước đoạt lợi nhuận mà Belarus cần, Nga có khả năng sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối tác một thời của mình và đồng thời mở rộng thị phần trong ngành kinh doanh cạnh tranh ‘đầy man trá’ này của thế giới.

Bloomberg


Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc