Phát xít Ý thử nghiệm với nghiệp đoàn kinh tế

Các đồng chí (comrade) của Benito Mussolini đưa ông một con đại bàng, biểu tượng của chủ nghĩa phát xít. Nguồn: Imagno / Getty Images.

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg, kể: điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế được tổ chức thành các nghiệp đoàn, mỗi nghiệp đoàn cho một ngành thương mại và công nghiệp, bao gồm chủ sở hữu và người lao động? Liệu cạnh tranh khốc liệt và các thất bại "lãng phí" của chủ nghĩa tư bản sẽ được thay thế bằng một hệ thống quản lý trên cơ sở hợp tác?

Khi nền kinh tế thế giới phải vật lộn để phục hồi từ cuộc Đại Khủng hoảng vào mùa hè năm 1933, các chính trị gia tìm kiếm giải pháp thay thế cho chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.

Trong chủ nghĩa tư bản, 'tương quan lực lượng đóng vai trò chính trong giải quyết tranh chấp lao động và chiến thắng thuộc về bên mạnh hơn, hoàn toàn không dựa trên lẽ phải trái của các vụ việc (the merits of the cases),' tờ New York Times viết. Trái lại, chủ nghĩa cộng sản 'không công nhận (bất kì) quyền nào trừ những quyền của người lao động.'

Nước Ý phát xít vẫn cố gắng để tìm một cách trung gian giữa các đòi hỏi (claim) của tư bản và lao động. Thủ tướng Benito Mussolini đã chọn mùa hè năm 1933 để hình thành các tổ chức quan trọng của chủ nghĩa nghiệp đoàn: các nghiệp đoàn do nhà nước quản lý sẽ tập trung kiểm soát sản xuất.

Tuy nhiên, thực hiện điều này như nào thật sự là một câu hỏi hắc búa (genuine puzzle). Chỉ đạo quá trình này là Hội đồng các Nghiệp đoàn Quốc gia, được chia thành các lĩnh vực - nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, vận tải đường bộ, hàng hải, ngân hàng, các ngành khoa học xã hội và mỹ thuật. Nếu các lĩnh vực có thể đồng ý với nhau về chính sách, Hội đồng này có thể điều tiết giá cả, sản xuất và thị trường.

Tuy nhiên, điều này bao gồm không chỉ kiểm soát từ trên xuống. Nếu trong bất kì lĩnh vực nào mà các hiệp hội người sử dụng lao động và người lao động muốn hạn chế sản xuất bằng cách đóng cửa một nhà máy, họ có thể yêu cầu (apply to) nghiệp đoàn của họ trong Hội đồng.

Nhận thấy sự giống nhau phần nào giữa chương trình của Ý và nỗ lực của nước Mỹ nhằm quản lý sản lượng công nghiệp, cạnh tranh, tiền lương và tiêu dùng, tờ The Economist đã rút ra một số kết luận đáng lo ngại từ thử nghiệm này.

Đầu tiên là, luật lệ như vậy cuối cùng sẽ được mở rộng trên phạm vi toàn nền kinh tế. Liên Xô, Đức và Mỹ, tất cả đều đã đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan này của Ý: Phải kiểm soát đến mức nào để có thể bắt đầu phục hồi kinh tế?

Thứ hai, chỉ có một nhóm tương đối nhỏ có thể chỉ đạo quản lý kinh tế nếu nó hiệu quả, và nhóm này sẽ phải phối hợp với một mạng lưới các cơ quan kiểm soát nhỏ hơn. Thông tin sẽ phải được trình báo theo hệ thống phân cấp các chính sách khả thi để có thể được ban hành. Tuy nhiên, như người Mỹ đã phát hiện, việc xác định thông tin chính xác để ra quyết định thường không dễ dàng. Tệ hơn nữa, các quan chức không thống nhất về việc đọc, hiểu dữ liệu.

Thứ ba, điều gì xảy ra cho người tiêu dùng? Việc lựa chọn mua gì và nên mua hay không phụ thuộc vào các cá nhân và gia đình ngoài tầm kiểm soát của nghiệp đoàn. Sự mất cân đối giữa sản xuất có quản lý và tiêu thụ được đo lường kém là một điểm yếu tiềm ẩn.

Nếu hàng tiêu dùng chỉ được phân bổ thông qua điều tiết toàn diện, hệ thống giá cả sẽ tàn lụi. Vai trò của thị trường như một nơi để nắm bắt kinh tế - về những gì cần thiết, những gì còn thiếu và những gì không ai cần - cũng sẽ biến mất. 'Liệu cỗ máy tự động của cạnh tranh tự do sẽ được thay thế thành công bởi giác quan thứ sáu của nhà độc tài kinh tế?' tờ The Economist đặt câu hỏi.

Quản lý nền kinh tế quốc gia sẽ khó khăn rất nhiều chứ không dễ như tưởng tượng.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc