Hitler ban hành sắc lệnh chấm dứt khủng hoảng kinh tế như thế nào?

Thủ tướng Đức Adolf Hitler vạch kế hoạch phục hồi kinh tế vào Ngày Quốc tế Lao động năm 1933. Nguồn: Getty Images.

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg, kể về việc khi lên cầm quyền, Thủ tướng Đức Adolf Hitler đã bãi bỏ các đảng chính trị cánh tả ủng hộ lao động. Năm 1933, ông đã, một cách thách thức, chọn ngày Quốc tế Lao động để phác thảo chính sách phục hồi kinh tế của mình.

Hitler nói: 'Điều chúng ta muốn là giáo dục lại người dân Đức bằng cách bắt tất cả mọi người phải làm việc như một nghĩa vụ'. 'Mỗi người dân Đức - dù giàu hay nghèo, xuất thân trong gia đình tri thức hay giai cấp thợ thuyền - sẽ phải, ít nhất một lần trong đời, tham gia lao động chân tay để có thể học cách chỉ huy tốt hơn, do đã học được cách tuân lệnh.'

Hitler đề xuất lao động bắt buộc đối với công dân nam giới, cải tổ nông nghiệp toàn diện, giảm lãi suất, nới lỏng tiền lương công đoàn để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, và công ăn việc làm mới trong xây dựng đường bộ và đường thủy. Hitler kết thúc bài phát biểu của mình bằng một lời cầu nguyện: 'Lạy Chúa, xin ban phước cho cuộc chiến đấu của chúng con cho tự do, và, do đó, cho mọi người và cho Tổ quốc.'

Trong khi một số đề xuất cải cách của Hitler, chẳng hạn như giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua các công trình Nhà nước, giống với các đề xuất của các quốc gia khác, nhưng lại có một sự khác biệt rõ rệt. Hitler đã viện đến quyền lực (của mình) để đưa các kế hoạch thành hành động bằng Nghị định. Ép buộc, chứ không phải sự cảm thông, là cốt lõi của các sáng kiến này. Công đoàn là kẻ thù của sự phục hồi, và viện trợ đã được nhắm tới những người mà Hitler cho là công dân thực sự của nước Đức.

Cuối tháng đó, Hitler đã có bài phát biểu ở Quốc hội (Reichstag) về giải trừ quân bị của Đức. Theo Hiệp ước Versailles, khả năng quân sự của Đức đã bị hạn chế mạnh, và nền kinh tế bị co cụm bởi bồi thường (chiến tranh). Hitler tuyên bố rằng cả hai hạn chế này đã không còn giá trị.

Hitler nói 'Nước Đức đã bị tước vũ khí,' 'Đức đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo Hiệp ước hòa bình vượt xa các giới hạn của sự hợp lý.'

Bây giờ là lúc để khôi phục lại khả năng phòng thủ của Đức vì các cường quốc khác đang mở rộng quân đội của họ.

'Những yêu cầu này không có nghĩa là tái vũ trang, mà hoàn toàn mong muốn rằng các nước khác giảm bớt vũ khí'. 'Nỗi sợ hãi về một cuộc xâm lược của Đức, trong mọi trường hợp, không thể là lý do cho vũ trang (hùng hậu) hiện nay của Pháp hay Ba Lan.'

Khôi phục 'quyền bình đẳng' của Đức trên trường quốc tế là rất quan trọng để phục hồi kinh tế, Hitler nói.
'Kể từ Hiệp ước hòa bình Versailles, người dân Đức đã gặp phải những thống khổ về chính trị và kinh tế, tới mức mà phần còn lại của thế giới không thể tưởng tượng được. Hàng triệu cuộc sống (existence) bị phá hủy, toàn bộ giai cấp chuyên nghiệp bị hủy hoại, quân đội khổng lồ thất nghiệp.'

Tái vũ trang cũng có thể là cách quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu cơ hội kinh doanh và thất nghiệp tràn lan. Hơn nữa, từ chối thanh toán tiền bồi thường chiến tranh sẽ góp phần tài trợ cho các công trình nhà nước.

Người Đức phản ứng tích cực với các chính sách của Hitler. Tờ New York Times đưa tin vào đầu tháng Sáu: 'Thị trường chứng khoán sôi động (buoyant), giới công nghiệp và tài chính dường như sẵn sàng đóng góp phần của mình vào thành công của thị trường'.

Các tiểu đoàn (battalion) đầu tiên sẽ được thiết lập vào tháng Tám.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc