Phê bình nhà hát làm cuộc Đại Khủng hoảng thêm trầm trọng?

Dân biểu William Sirovich (phải), bị chụp bất ngờ với Fiorello La Guardia năm 1928. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

Tháng 3/2012, giáo sư Philip Scranton có bài ở Bloomberg, kể về việc chỉ trích những người phải chịu trách nhiệm về cuộc Đại Khủng hoảng đang diễn ra là việc rất nghiêm trọng đầu những năm 1930. Các nhà tư bản tài chính phố Wall, các nhà đầu cơ hàng hóa, các nhà ngân hàng tịch thu nhà cửa, chủ lao động cắt giảm tiền lương và việc làm - đều phải chịu sự chỉ trích gay gắt và châm biếm của công chúng.

Tháng Ba năm 1932, dân biểu William Sirovich đảng Dân chủ ở New York, xác định thêm tội phạm mới (miscreant): các nhà phê bình kịch. Tờ New York Times đưa tin Sirovich, Chủ tịch Ủy ban Bằng sáng chế, Nhãn hiệu hàng hoá và Bản quyền, đã tố cáo rằng công nghiệp rạp hát bên bờ vực phá sản (on the rock) là do "phê bình ác ý" của các nhà phê bình tự cho mình là "biết tất cả".

'Các nhà sản xuất đã tiêu tốn hàng trăm nghìn đô la để một vở kịch được sẵn sàng công chiếu,' Sirovich nói. 'Thế nhưng, khi tới được New York, các nhà phê bình kịch đã "tắt" nó đi'.

Sirovich tuyên bố rằng chỉ có 10 trong số 90 nhà hát ở New York còn hoạt động và 80 phần trăm các vở kích mới đều thất bại về tài chính, tất cả là do các nhà phê bình thù địch, ít được đào tạo phá hỏng hầu như tất cả mọi thứ. Ông nói, họ 'đáng nhẽ phải qua kỳ thi trước khi được phép hành nghề,' giống như bác sĩ và luật sư vậy.

Các đồng nghiệp của ông ở Hạ viện đã đồng ý mời những "kẻ phá hoại kinh doanh" này tới để bào chữa tại một phiên điều trần của Quốc hội.

Sirovich kêu gọi 18 nhà phê bình nổi tiếng tham dự, cho rằng họ đã 'chà đạp lên quyền của tác giả và nhà viết kịch và lấy đi quyền hiến định về bảo vệ tài sản trí tuệ của những người này'.

Ông cáo buộc: hậu quả rất thảm khốc: các nhà sản xuất phá sản và hàng ngàn công ăn việc làm bốc hơi. Nhân viên dọn dẹp phông cảnh (stagehand), nhạc sĩ, thợ may, thợ mộc (carpenter), thợ cơ khí và các diễn viên tìm kiếm việc làm một cách vô vọng, trong khi các tài sản thương mại trị giá hàng triệu đô la bị bỏ không. Tệ hơn nữa, các phê bình 'khắc nghiệt và bất công' đã làm công chúng xa rời sân khấu, và đẩy nhanh việc họ chuyển sang xem phim.

Các nhà phê bình đã từ chối đến Washington. Và trong màn kịch thứ hai này, kịch bản bi thảm của Sirovich đã bị các nhà phê bình viết lại như một bộ phim hài châm biếm. Nhà phê bình phim truyền hình John Anderson nói thẳng: 'Thật là lố bịch.' Buộc tội các nhà phê bình làm ảnh hưởng tới nhà hát cũng ngớ ngẩn như việc nói rằng 'báo chí phải chịu trách nhiệm về cuộc Đại Khủng hoảng do đã trích dẫn các báo cáo thị trường chứng khoán.' Brooks Atkinson của tờ New York Times mời Sirovich tới gặp các nhà phê bình ở New York, 'để chúng tôi có thể hỏi ông một số câu về chính phủ.' Những người khác còn nói thêm nếu trình độ của các chính trị gia được kiểm tra chặt chẽ thì họ có lẽ không bao giờ là một đại biểu trong Quốc hội.

George Jean Nathan ranh mãnh (slyly) đề nghị các buổi điều trần nên được tổ chức tại Munich, trong khi Percy Hammond của tờ New York Herald Tribune trích dẫn một câu ngạn ngữ Tây Ban Nha: 'Cạo lông một con lừa chỉ tổ phí bọt cạo.' (It’s a waste of lather to shave an ass.) Trong tờ The New Yorker, E.B. White đề nghị giảm lương Sirovich để giúp cân bằng ngân sách, 'vì ông ta rõ ràng được trả quá cao.'

Phát súng kết liễu (coup de grace) đến ngay sau đó: Vị dân biểu này là một nhà viết kịch thất bại. Vở kịch năm 1924 của ông, 'Những kẻ âm mưu', nhắm vào các nhà phê bình kịch nói, đã phải 'cuốn gói' sau khi chỉ biểu diễn được vài buổi.

Các nhà báo New York chắc chắn đã phổ biến chuyện châm biếm (wisecrack) không được ghi ngày 25 tháng Ba rằng một viên sỏi thận đã rơi Sirovich tại Hạ viện, kết thúc cuộc thập tự chinh của ông ta. Joseph Wood Krutch của tờ Nation kết luận rằng chính các vở kịch tồi tệ mới có lỗi. 'Sách người lớn phổ biến hơn kịch dành cho họ. Tình cảm ủy mị, đạo đức ấu trĩ (infantile), và trốn chạy sự thật rẻ tiền' vẫn còn phổ biến.

Theo thời gian, Đại Khủng hoảng sẽ tạo ra một nhà hát mới của Mỹ, đưa những thực tế khó khăn lên sân khấu. Nhưng kể cả khi đó, không phải tất cả các nhà phê bình đều hoan nghênh.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc