Các Ngân hàng và đế chế Đức

Minh họa bởi Chester Garde (1931).
Giáo sư Philip Scranton có bài ở Bloomberg, kể về việc 'Các biện pháp được thực hiện ở Đức nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của nước này là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử kinh tế,' một nhà báo tờ The Economist viết vào cuối tháng Hai năm 1932.

Phóng viên tại Berlin của tạp chí cho biết các hoạt động được tiến hành để cứu hệ thống tài chính của nước này đòi hỏi 'sự thâm nhập hơn nữa của Nhà nước vào lĩnh vực ngân hàng.'

Mặc dù nhiều người Mỹ đã chế giễu (chaff) sự hình thành Cục Dự trữ Liên bang vào năm 1913 (và một số hiện nay vẫn tiếp tục), thông lệ ngân hàng Mỹ khác biệt rõ rệt so với của Đức. Tại nước Mỹ, hàng nghìn ngân hàng độc lập phục vụ nhu cầu địa phương. Tại nước Đức, chỉ một vài ngân hàng lớn thực hiện nhiều chức năng tài chính, với hệ thống các chi nhánh rải rác khắp nước này. Trong những năm 1920, Chính phủ Đức đã kiểm soát khoảng 40 phần trăm tài sản ngân hàng, sở hữu hoàn toàn một trong năm công ty lớn nhất và nắm giữ cổ phần trong tất cả những công ty khác, như nhà kinh tế Germa Bel đã chỉ ra. Tuy nhiên, sở hữu nhà nước lớn như vậy là không thể tưởng tượng tại Mỹ.

Các ngân hàng Đức, không thể đối phó với nhu cầu bồi thường và chuyển đổi quá lớn đồng marks sang vàng, đã sụp đổ vào cuối năm 1931, đe dọa cả hệ thống tài chính và nhà nước. Thị trường chứng khoán Berlin đã "loạng choạng" (falter) trong năm 1928. Mọi việc nhanh chóng trở nên rõ ràng là các ngân hàng đã không đánh giá lại tài sản sổ sách xuống giá trị thực tế; việc bán chúng ngay bây giờ sẽ gây ra tổn thất nghiêm trọng. Trong bối cảnh này, rút ​​tiền vàng đã gây ra sự hoảng loạn.

Tờ The Economist viết 'Vốn từ nước ngoài không thể thu được, còn trong nước, vốn và niềm tin đã biến mất.' Giải pháp có vẻ hợp lý (plausible) duy nhất đó là quốc hữu hóa.

Việc áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng của Thủ tướng Heinrich Bruening, bị ách tắc chính trị tại Quốc hội, đã bắt đầu được quản lý bởi sắc lệnh của Tổng thống. Trong Nghị định vào tháng Mười Hai năm 1931, Bruening đã nắm 'kiểm soát hoàn toàn bộ máy kinh tế của đất nước' và 'giúp nước Đức trì hoãn sự sụp đổ sắp xảy ra,' tờ The Economist viết.

Chính phủ kêu gọi tất cả các ngân hàng Đức đánh giá lại tài sản và công khai bảng cân đối kế toán đã phản ánh giá trị hiện tại. Điều này dẫn đến giảm vốn của 60% đến 80%, xoá bỏ dự trữ, và việc sáp nhập bắt buộc của hai ngân hàng lớn, Danat và Dresdner. Hjalmar Schacht, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức, tổ chức 150 triệu USD write-off ('xử lý rủi ro tín dụng' = đưa khoản nợ xấu không còn khả năng thu hồi ra khỏi bảng cân đối kế toán), hầu hết do chính phủ hấp thụ.

Như tờ New York Times viết: 'Ngân hàng mới sẽ gần như hoàn toàn thuộc sở hữu của đế chế Đức.' Vốn chủ sở hữu phần lớn bị xóa sổ, tuy nhiên người gửi tiền và nhiều chủ nợ được bảo vệ.

'Đây rõ ràng là việc quốc hữu hóa gần như toàn bộ số ngân hàng lớn nước Đức', tờ Wall Street Journal viết. Vào tháng Ba, tờ báo này viết thêm: 'Đế chế Đức hiện giờ kiểm soát hơn một nửa số vốn đầu tư vào ngân hàng và quốc gia 60 triệu người này sở hữu chỉ ba ngân hàng tiền gửi lớn, tất cả đều phụ thuộc, ít hay nhiều, vào Chính phủ.'

Trong khi đó, thảm họa ngân hàng nước Mỹ đang dần tăng tốc.

Sơn Phạm
Bloomberg


1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc