Cuộc đại diễu hành bia để kích cầu kinh tế năm 1932

Hơn 10.000 người diễu hành bia tại Detroit, ngày 14 tháng Năm năm 1932. Nguồn: Thư viện Walter P. Reuther

Giáo sư Philip Scranton có bài ở Bloomberg, kể về việc năm 1932, lệnh Cấm Sản xuất, Vận chuyển và Buôn bán Rượu rõ ràng đã thất bại. Nhưng làm thế nào nước Mỹ có thể hợp pháp hóa lại việc uống rượu? Lệnh cấm này được cho phép bởi tu chính án (số 18), nên chỉ có một sửa đổi hiến pháp khác mới có thể xóa bỏ nó. May mắn thay, trong cuộc Đại Khủng hoảng, những người chống lại lệnh cấm đã có lý lẽ kinh tế.

Những người tán thành cấm rượu ngang ngạnh đã chế giễu các kế hoạch cho phép uổng rượu để "trục vớt" nền kinh tế bằng cách hợp thức hóa bia có độ cồn thấp và đánh thuế, mà họ cho rằng sẽ tạo công ăn việc làm cho thợ nấu rượu/bia, phục vụ quán bar và người lái xe tải, và tăng mức thu liên bang hiện rất cần thiết. Tuy nhiên, lý lẽ tăng việc làm là không có thật, khi hàng chục nghìn người đang làm việc hàng ngày, một cách bí mật, để làm dịu cơn khát bia rượu của đất nước. Nhưng lập luận đánh thuế có lý.

Năm 1914, chính phủ thu được 68 triệu USD từ thuế hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia ở mức 1 USD một thùng, tăng lên 3 USD trong Thế chiến I và sau đó là 6 USD vào năm 1919.

Ước tính lượng bia người Mỹ tiêu thụ trái phép là hơn 2,5 tỷ lít vào năm 1930, mà không thu được thuế, tờ New York Times tính toán rằng gần 500 triệu USD tiền thuế bị mất có thể thu được hàng năm nếu bia được hợp pháp hóa lại và chính quyền liên bang khôi phục việc đánh thuế ở mức 6 USD một thùng. Các chính quyền bang nhiều khả năng cũng có thể thu được số tiền tương tự.

Thách thức đặt ra là thiết lập tiến trình chính trị hướng tới mục tiêu này.

Đầu tiên là Thị trưởng New York James "Jimmy" Walker, ông bầu chính trị và là mục tiêu của một vụ điều tra tham nhũng Hội đồng lập pháp New York. Tiếp sau đó là đề xuất của Thống đốc Virginia Harry Byrd về việc bãi bỏ Tu chính án số 18, Walker tuyên bố một buổi diễu hành 'bia-để- đánh thuế' tiến về Fifth Avenue sẽ diễn ra ngày 14 tháng Năm.

Những người hoài nghi cho rằng "thị trưởng cáo già" này chỉ nhằm định hướng dư luận quên đi việc ông lãng phí các hợp đồng và các quỹ của thành phố. Nhưng định hướng phân tâm này đã tỏ ra thật sự lớn.

Cựu dân biểu Emanuel Celler tuyên bố ông sẽ mang lại "một phái đoàn lớn" và cá nhân ông sẽ cầm trên tay hai bảng hiệu, 'Never Say Dry' (Đừng bao giờ nói Cấm rượu) và 'Open the Spigots and Drown the Bigots.' (Mở nắp chai và nhấn chìm những kẻ mù quáng) Đáp lại, Wet Leagues, các câu lạc bộ chính trị và công đoàn lao động đã nhanh chóng lên kế hoạch các cuộc diễu hành ở Milwaukee, Chicago, Detroit, New Orleans và các thành phố khác.

Ở New York, sinh viên, quản lý hội và những người thất nghiệp hình thành các nhóm để diễu hành cùng với các tổ chức cựu chiến binh bao gồm Quân đoàn lính Mỹ, Cựu chiến binh viễn dương, và Đại Quân nước Cộng Hòa (một tổ chức của Cựu Chiến Binh của Liên Hiệp trong cuộc Nội Chiến).

Vào ngày của cuộc diễu hành, hơn 100.000 người dân New York xuống đường. Cảnh sát theo dõi các đám đông khổng lồ từ một khí cầu nhỏ. Cuộc diễu hành, dự định kết thúc lúc 6 giờ chiều, đã kéo dài cho đến nửa đêm.

Nhóm biểu tình Beer for Prosperity ở Chicago đã thu hút 40.000 người, và hầu hết 17.000 người ở thành phố Daytona Beach, bang Florida diễu hành hai dặm. Cuộc biểu tình này, cũng như các cuộc khác, đã kết thúc bằng việc bất tuân dân sự, khi những người biểu tình 'uống bia từ thùng 20 lít kiểu cũ.'

Hội viên hội đồng thành phố Boston, với sự hưởng ứng của Thị trưởng James Curley, đã phục vụ bia miễn phí ở công viên Boston Common, và cảnh báo: 'Đừng đổ lỗi cho chúng tôi nếu các nhà sản xuất bia phạm sai lầm và cung cấp nước giải khát có độ cồn hơn nửa phần trăm.'

Tổ chức vận động cấm rượu Anti-Saloon League nổi giận, nhưng thời gian của lệnh Cấm rõ ràng chỉ còn tính bằng ngày.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc