Vì sao các hãng hàng không có lợi nhuận ít ỏi như vậy?

Photo courtesy Auckland Photo News.

Từ đi du lịch nước ngoài cho tới ăn hoa quả trái mùa, những trải nghiệm từng kỳ lạ trước đây giờ trở nên phổ biến nhờ vào ngành công nghiệp hàng không: đã thu hẹp toàn cầu trong khoảng 60 năm vừa qua kể từ khi những chuyến bay thương mại bắt đầu gia tăng. Trong sáu thập kỷ này, số km hành khách (số lượng hành khách nhân với khoảng cách họ di chuyển) đã tăng lên tới 5 nghìn tỷ một năm. Nhưng mặc dù ngành công nghiệp này đã làm rất nhiều để kết nối thế giới, bản thân các hãng hàng không lại chẳng làm gì được để cải thiện ngân sách (line the pocket) của mình. Mặc dù có được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, các hãng hàng không vẫn chưa gần hoàn vốn, khi tỷ suất lợi nhuận trung bình chưa đến 1% trên toàn giai đoạn này. Trong năm 2012, các hãng hàng không có mức lợi nhuận ít ỏi chỉ là $4 cho mỗi hành khách vận chuyển. Vì sao một ngành kinh doanh đang bùng nổ như vậy lại không thể phát triển thịnh vượng được?

Vì, thật ra, lợi nhuận không là mối quan tâm chính của hàng không thương mại trong những năm đầu tiên. Các hãng hàng không là "quái vật nhà nước" nhận được những khoản trợ cấp hậu hĩnh từ bầu sữa ngân sách nhà nước (state coffer). Các "hãng hàng không quốc gia" (flag-carrier) này được coi là những doanh nghiệp chiến lược quan trọng được trao sức mạnh độc quyền để mang lại niềm tự hào quốc gia và uy tín quốc tế. Nhưng chẳng bao lâu, các hãng này trở nên cồng kềnh mà lợi nhuận được coi như một điều xấu xa (dirty word). Du lịch hàng không bị chi phối bởi các thỏa thuận liên chính phủ quyết định hãng nào có thể bay ở đâu, cung cấp bao nhiêu chỗ và, trong nhiều trường hợp, những gì họ có thể được tính vào giá vé. Kết quả là kém hiệu quả và thua lỗ.

Trong những năm 1980, tự do hóa du lịch hàng không đã mang lại sự cạnh tranh cả những doanh nghiệp mới thành lập cho đến những tập đoàn nhà nước khổng lồ (behemoth), phần nhiều đã được tư nhân một phần hay toàn bộ. Các hãng hàng không giá rẻ, như SouthWest và Ryanair, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt (cut-throat rivalry) trên những đường bay ngắn. Các hãng hàng không quốc gia trước đây giờ vất vả chống chọi với tàn dư đội máy bay cũ già nua, mạng lưới rộng, lực lượng lao động kiêu binh (uppity) tham gia công đoàn và các khoản nợ lương hưu kếch xù. Các hãng hàng không giá rẻ từ bỏ mô hình vận chuyển hành khách đường bay ngắn và tiến vào dịch vụ đường dài nhiều lợi lộc hơn. Trong khi đó, các hãng hàng không quốc gia mới xuất hiện, chủ yếu ở vùng Vịnh Ba Tư, lại khiến cho cạnh tranh hơn nữa trong việc giành khách đường dài. Các hãng hàng không lâu đời trên thị trường thường xuyên phàn nàn (yelp) rằng những đối thủ mới đến từ vùng Vịnh nhận được hỗ trợ nhà nước dưới hình thức giảm giá phí hạ cánh và trợ cấp nhiên liệu từ chính phủ Dubai, Qatar và Abu Dhabi, tuy nhiên những lời buộc tội này phần lớn không có cơ sở.

Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, các hãng hàng không còn đối mặt với tình trạng trái ngược khác khi có rất ít đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp cung cấp cho họ. Chỉ có hai công ty Airbus và Boeing cung cấp phần lớn những chiếc máy bay, còn các sân bay và kiểm soát không lưu là độc quyền. Đồng thời ngành công nghiệp này cũng dễ bị tổn thương bởi những cú sốc bên ngoài, như các cuộc tấn công khủng bố 11/9, sự bùng phát các dịch bệnh như SARS hay cúm gia cầm, và giá nhiên liệu tăng. Nhưng triển vọng đang sáng sủa hơn. Các hãng hàng không Mỹ đang hợp nhất, số lượng hành khách ngày càng tăng, đặc biệt là ở châu Á, và các dự báo cho rằng lợi nhuận toàn cầu có thể đạt gần 20 tỷ USD vào năm 2014, với tỷ suất lợi nhuận 2,6%, quá ít ỏi so với các ngành công nghiệp khác, nhưng là xuất sắc đối với các hãng hàng không. Tất nhiên, trừ khi một điều gì đó bất ngờ xảy ra khiến 'bầu trời đen kịt' trở lại.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc