Liệu cuộc thi âm nhạc Eurovision có dàn xếp kết quả?

Photo courtesy Paul Townsend.

Vào ngày 10 tháng Năm, thành phố Copenhagen sẽ tổ chức chung kết cuộc thi âm nhạc Eurovision, một liên hoan hàng năm của thể loại nhạc pop ‘sến sẩm’ (cheesy) bắt đầu từ năm 1956 bởi Mạng lưới Phát thanh Truyền hình châu Âu với mục đích liên kết các mạng lưới truyền hình của châu lục cả về kĩ thuật và văn hóa. Cuộc thi đã đưa tên tuổi một số người chiến thắng lên thành sao hạng A như Abba (Thụy Điển, 1974) và Celine Dion (Thụy Sĩ, 1988); mang khiêu vũ Ireland đến với khán giả thế giới (Riverdance xuất hiện lần đầu trong giờ giải lao năm 1994) và tạo ra những khoảnh khắc khó quên (những người Anh ở độ tuổi nhất định sẽ nhớ màn ‘xé váy’ (skirt rip) của Bucks Fizz năm 1981). Tuy vậy, đôi khi sự kiện này lại chia rẽ các nước tham gia thay vì đoàn kết họ với nhau. Năm 2008, Sir Terry Wogan, bình luận viên cho BBC từ năm 1980 nói ông sẽ từ chức vì không muốn là người “chủ trì một thất bại nhục nhã nữa” (năm đó nước Anh đứng cuối bảng). Ông nói: “Việc bình chọn trước đây xoay quanh các bài hát. Giờ thì nó xoay quanh định kiến dân tộc”. Liệu cuộc thi Eurovision có thực sự dàn xếp kết quả (stitch-up)?

Theo luật của Eurovision, mỗi nước cho điểm các bài hát được yêu thích nhất xác định bởi hệ thống bình chọn qua điện thoại và phiếu bầu của các chuyên gia. Tuy nhiên, cả hai cách này đều bị cáo buộc thiên vị theo nước. Nhưng theo một phân tích gần đây bởi các nhà thống kê của hai tổ chức tại Anh, Imperial College và University College London, thực tế không đơn giản như vậy. Sau khi xem xét phiếu bầu trong hai thập kỉ qua, họ kết luận chất lượng (prowess) âm nhạc thực sự 'chưa chắc là yếu tố duy nhất giúp ghi điểm'. Nhưng họ cũng thấy rằng các xu hướng (pattern) bình chọn không bị thúc đẩy bởi sự thù nghịch (animosity) mà là bởi những quan hệ tích cực giữa các nước như sự gần gũi địa lý và tương đồng văn hóa. ‘Phân tích của chúng tôi không tìm ra bằng chứng thuyết phục nào về sự thiên vị tiêu cực hay phân biệt chống lại bất cứ ai – không có nước nào thực sự có kẻ thù’, một trong các nhà nghiên cứu, ông Gianluca Baio của University College London nói.

Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ giành được nhiều điểm nhờ phiếu bầu của người Đức, các nhà nghiên cứu ghi nhận, ‘có thể là do số đông người Thổ nhập cư vào Đức và đã bình chọn qua điện thoại từ đó’. Trong các xu hướng họ tìm thấy, còn có Cyprus và Albania thường ủng hộ Hy Lạp, có lẽ cũng do dân nhập cư, và nước Anh có lượng fan hâm mộ vững chắc ở Ireland, Italy và Malta. Nhìn chung, phiếu bầu thường được chia thành bốn khối: một gồm Áo, Thụy Sỹ và các nước thuộc Nam Tư cũ; một gồm Trung và Nam Âu; một nhóm lớn hơn gồm các nước thuộc Liên Xô cũ, Vương quốc Anh, Ireland và Scandinavia, nhóm này lại thường chia đôi nữa. Nhưng, theo ông Baio, ‘các xu hướng chúng tôi quan sát được không thực sự rõ ràng’.

Đôi khi cuộc thi có thể làm lộ rõ sự phân chia lớn trong xã hội châu Âu bất kể người chiến thắng là ai. Thí sinh Áo năm nay – Conchita Wurst, một nghệ sĩ ăn mặc như phụ nữ với mái tóc (locks) đen dài và bộ râu rậm tương xứng, đã làm dấy lên từ Ukraine, Belarus và Nga yêu cầu cấm "cô" tham gia hay chí ít là nhà đài địa phương không phát bài hát của cô. ‘Cuộc thi quốc tế nổi tiếng mà con em chúng ta sẽ xem đã trở thành cái ổ (hotbed) của lũ đồng tính (sodomy) do sự khởi xướng của lũ người theo phái tự do ở châu Âu’, đơn kiến nghị của Nga viết. Trong khi đó, những người đồng tính ở các nơi thuộc đông Âu với xã hội tự do hơn đã lên kế hoạch ăn mừng tác phẩm đầy chất mỹ học này mà PinkNews, một trang tin nổi tiếng khắp châu Âu gọi là “World Cup của người đồng tính”.



Đăng Duy
The Economist

Tags: idea

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc