Sáp nhập ngân hàng địa phương: xu thế tất yếu ở Nhật Bản

Quảng cáo của Suruga Bank ở cầu Nihonbashi. Ảnh chụp 1:44 chiều 2/9/2009.

Các ngân hàng Nhật Bản vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính lần này một cách bình yên vô sự (unscathed) phần lớn do họ đã tránh xa (steer clear of) các loại tài sản độc hại (toxic assets) đã khiến các ngân hàng Mỹ và Châu Âu gặp khó khăn. Tuy nhiên Cục Dịch vụ Tài chính (Financial Services Agency) – cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng Nhật Bản – không ‘ngủ quên trên vòng nguyệt quế’ (rest on its laurels). Khi truy tìm các nguy cơ bất ổn trong tương lai, cơ quan này đặc biệt chú ý (home in on) tới hơn 100 ngân hàng địa phương. Các ngân hàng này nắm giữ tổng cộng xấp xỉ 40% các khoản vay, tương đương với 5 tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản, bao gồm Mizuho, Mitsubishi UFJ và Sumitomo Mitsui.

Nhìn thoáng qua, sự lưu tâm của Cục Dịch vụ Tài chính Nhật Bản dường như đặt nhầm chỗ. Các ngân hàng địa phương thường có quan hệ mật thiết với các công ty trong vùng, đồng thời cũng là ngân hàng chủ chốt tại thị trường địa phương đó. Điều này giúp cho nhiều ngân hàng địa phương có được tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (net interest margin - chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn) cao hơn đôi chút so với các ngân hàng thuộc các thành phố lớn. Một số ngân hàng, như Suruga Bank của thành phố Numazu, tỉnh Shizuoka trở thành những nhà cho vay sáng tạo. Suruga thu được tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao gần hai lần so với các ngân hàng địa phương khác bằng cách cung cấp các khoản vay tiêu dùng tới những người khó tìm được nguồn tín dụng ở nơi khác, chủ yếu là các bà nội trợ. Đa số các ngân hàng địa phương không mấy sáng tạo thế nhưng sự bảo thủ của các ngân hàng này cũng đồng nghĩa với việc họ chịu ít rủi ro hơn.

Tuy nhiên, thực tế các ngân hàng địa phương đang bị lung lay. Tỷ lệ lãi suất thấp ở Nhật Bản khiến hoạt động cho vay của các ngân hàng này không mấy sinh lời kể cả khi họ nắm thị phần khống chế. Hơn nữa, dân số già nhanh chóng cũng là vấn đề lớn. Bản báo cáo tháng Năm từ Hội đồng Chính Sách Nhật Bản (Japan Policy Council) – một tổ chức nghiên cứu – khẳng định với chiều hướng hiện nay, khoảng 900 đô thị vùng – (tương đương) một nửa số đô thị hiện nay ở Nhật Bản – sẽ biến mất hoặc không còn hoạt động vào năm 2040, do phụ nữ ở độ tuổi sinh nở di cư đến các thành phố lớn. Sự tăng trưởng không ngừng của Tokyo, Osaka và Nagoya tạo cơ hội cho 5 ngân hàng lớn mở rộng kinh doanh trong nhiều năm tới, dù đó có thể là lấy đi lượng khách hàng cần thiết từ các ngân hàng địa phương. Trong khi các ngân hàng lớn đang thu được lợi nhuận kếch sù (handsome) từ thị trường quốc tế để có thể bù đắp (offset) nhu cầu vay thấp trong nước thì các ngân hàng địa phương lại không có khả năng theo đuổi khách hàng doanh nghiệp khi họ xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Tệ hơn nữa, các ngân hàng địa phương yếu kém nhất luôn quản lý lỏng lẻo và ít vốn (thin cushions of capital).

Cục Dịch vụ Tài chính Nhật Bản cho rằng hợp nhất là giải pháp cần thiết. Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe cũng đồng tình với quan điểm này. Tháng Năm vừa qua, Đảng Dân chủ Tự do của ông Shinzo Abe đã đề xuất chiến lược tăng trưởng trong đó kêu gọi xem xét toàn bộ tài chính địa phương. Đảng của ông cho rằng các ngân hàng này góp phần duy trì các công ty theo kiểu ‘xác chết biết đi’ (zombie company) thay vì buộc các khách hàng doanh nghiệp của họ phải kiện toàn (shake up) công tác quản lý. Báo cáo trên cũng cho rằng khuynh hướng sợ rủi ro (risk-averse behavior) của các ngân hàng này cũng khiến cho các doanh nghiệp khởi sự (start-up) không thể vay đủ vốn. Tác giả báo cáo trên - ông Yasuhisa Shiozaki còn khẳng định sự thận trọng này khiến bản thân các ngân hàng địa phương cũng chỉ thu được lợi nhuận thấp.

Lãnh đạo cấp cao một ngân hàng địa phương thừa nhận rằng Nhật Bản thực ra có quá nhiều ngân hàng, khiến hạn chế lãi cận biên của chính họ. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng ngân hàng địa phương không phải thủ phạm (culprit) duy nhất, ngoài ra đó là hàng lớp các ngân hàng hợp tác xã nhỏ dưới các ngân hàng địa phương và các đơn vị cho vay nhà nước như Ngân hàng Phát triển Nhật Bản. Tổng cộng các đơn vị cho vay của chính phủ chiếm tới 20% số vốn vay trên toàn quốc.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Ảnh chụp từ vỉa hè Bảo tàng Lịch sử Tiền tệ.

Các ngân hàng địa phương thì cho rằng tương lai không như những gì mà Chính phủ và Cục Dịch vụ Tài chính Nhật Bản dự đoán. Ông Isao Kubota, Giám đốc Nishi-Nippon City Bank, một ngân hàng địa phương nổi tiếng ở thành phố miền Nam Nhật Bản Fukuoka cho hay chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhằm chấm dứt tình trạng giảm phát đã tiếp tục giữ lãi suất dài hạn ở mức thấp và khiến hoạt động cho vay ít lợi nhuận. Khi mọi thứ trở lại bình thường và lạm phát tăng trở lại, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên chắc chắn sẽ dồi dào hơn (fatten). Nếu kế hoạch khôi phục kinh tế của ông Abe có hiệu quả, cầu về vốn vay và chênh lệch lãi vay thậm chí còn tăng mạnh hơn nữa.

Ryoji Yoshizawa thuộc Standard & Poor’s tại Tokyo cho rằng khó có thể thực hiện sáp nhập trong vài năm tới vì Cục Dịch vụ Tài chính Nhật Bản không thể cưỡng chế thi hành và hầu hết các ngân hàng địa phương vẫn có lãi. Mỗi ngân hàng, thường là ngân hàng được ghi danh duy nhất ở địa phương của mình sẽ tự coi là trung tâm mà nền kinh tế địa phương phải xoay quanh. Một nhà phân tích tại Tokyo còn cho hay các giám đốc ngân hàng được đối xử như vị thánh (near-gods) ở địa phương. Vì vậy, khó có thể bắt họ tự nguyện chia sẻ quyền lực với đối tác sáp nhập trừ khi họ không còn lựa chọn nào khác. Trong những năm gần đây mới chỉ có duy nhất ngân hàng Bank of Fukuoka (trụ sở ở Fukuoka) đã mua hai đối thủ ở hai tỉnh lân cận và trở thành Tập đoàn Tài Chính Fukuoka vào năm 2007.

Thế nhưng các ngân hàng địa phương yếu kém cũng sẽ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc sáp nhập một khi họ kinh doanh không có lãi. Các ngân hàng mạnh nhất, như Tập đoàn Tài chính Fukuoka, hiện đang tăm tia các mục tiêu béo bở nhất (juiciest target). Khi tiến trình sáp nhập bắt đầu, hẳn không một lãnh đạo ngân hàng nào muốn đứng ngoài cuộc chơi.

Phương Thùy
The Economist

Tags: japan

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc