Jackson Hole đã trở thành địa điểm quan trọng để họp bàn các vấn đề kinh tế như nào?

Jackson Hole Summit, October 2010. Photo courtesy Larry Johnson.

Ngày 21 tháng Tám, nhiều nhân vật tài chính quyền lực nhất thế giới sẽ tụ họp trong ba ngày tại Jackson Hole, khu nghỉ mát trên núi ở Wyoming. Hội nghị hàng năm này, diễn ra từ năm 1978, là cơ hội để các quan chức ngân hàng trung ương, các bộ trưởng tài chính và các học giả nói chuyện về nền kinh tế thế giới trong khung cảnh công cộng nhưng thoải mái (informal), giản dị (low-key): Khu nghỉ mát Jackson Lake Lodge, với khung cảnh hơi mộc mạc (spartan) cho các cuộc đàm phán, vẫn mở cửa cho công chúng trong suốt sự kiện này. Và cũng sẽ chẳng có tiệc chiêu đãi 18 món (course) như ở Hội nghị G8 cách đây vài năm trong một Hội nghị thượng đỉnh tại Nhật Bản về việc chấm dứt nạn đói. Về hình thức, sự kiện này là 'Hội thảo kinh tế' của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Kansas City. Tất cả 12 ngân hàng khu vực của Cục Dự trữ Liên bang đều tổ chức các hội thảo nghiên cứu. Vậy Jackson Hole đã trở thành Davos đối với các quan chức ngân hàng trung ương như nào?

Ban đầu, hội nghị của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Kansas City cũng giống như các hội nghị khác. Hội nghị đầu tiên về 'Tiềm năng tăng trưởng thương mại nông nghiệp thế giới', diễn ra tại thành phố Kansas, Missouri, nơi ngân hàng đặt trụ sở. Năm 1982, hội nghị chuyển đến Jackson Hole và thuyết phục Paul Volcker, khi đó là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang và là người rất ưa thích câu cá (fly-fisherman/câu cá bằng ruồi nhân tạo), tham dự. Như một ví dụ điển hình về 'hiệu ứng mạng' (network effect), sự tham dự đều đặn của Paul Volcker đã thu hút các nhà hoạch định chính sách khác và biến sự kiện thành cuộc tụ họp vô song cho các đại gia kinh tế lớn. Hầu hết các hội nghị đều khao khát (hungry for) các đại biểu đến tham dự; nhưng Jackson Hole chỉ phát giấy mời, và các năm gần đây, những lời mời này cũng trở nên hiếm hoi hơn. Vincent Reinhart, cựu nhân viên của Cục Dự trữ Liên bang hiện đang làm việc tại Morgan Stanley cho rằng: các đại biểu từ thị trường như các nhà kinh tế phố Wall đã giảm từ 27% năm 1982 xuống chỉ còn 3% tổng số người tham dự vào năm 2013. Vị trí của họ được thay thế bởi các quan chức ngân hàng trung ương nước ngoài, tăng từ 3% lên 31%, và các phóng viên, tăng từ 6% lên 12% tổng số người tham dự. Để duy trì bầu không khí thoải mái, các phóng viên phải tuân thủ 'Quy tắc Jackson Hole': các biên bản cuộc họp (proceeding) được ghi chép (on the record) nhưng tất cả các bình luận khác trong hội nghị, các hội thoại trong giờ ăn, thì không (off the record).

Các bài tham luận và diễn giả ở mỗi hội nghị được tổ chức xoay quanh một chủ đề; năm nay là 'Đánh giá lại những động lực (dynamics) của thị trường lao động'. Tuy nhiên, đối với nhiều người tham dự, điểm nổi bật lại là các cuộc nói chuyện không chính thức bên bàn ăn và trên đường đi tới/lui giữa các sự kiện. Lịch sử kinh tế đã và đang được quyết định ở Jackson Hole; các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đôi khi bí mật gặp nhau tại hội nghị để thống nhất sự đối phó với biến động (turmoil) tài chính toàn cầu. Hai Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang trước đây, Ben Bernanke và Alan Greenspan, đã dùng Jackson Hole là nơi để báo hiệu thay đổi lớn trong chính sách.

Một số xì xào bàn tán (murmur) rằng: hội nghị năm ngoái đã mất dấu ấn (lose its cachet) khi ông Bernanke, khi đó đang ở năm cuối nhiệm kỳ, và ông Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, từ chối tham dự. Những lời xì xào (whispering) như vậy giờ không còn nữa: vào thứ Sáu, bà Janet Yellen, Chủ tịch hiện tại của Cục Dự trữ Liên bang, sẽ có bài phát biểu khai mạc, ông Draghi sẽ nói chuyện tại bữa trưa và các nhà giao dịch (trader) trên toàn thế giới, quan sát từ bên ngoài, sẽ bám sát (hang on) từng câu chữ.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc