Màu vẽ cho họa sĩ được làm như nào?

Blue cockerel in Trafalgar Square, London. Photo courtesy Andy Hay.

Trong bộ bách khoa toàn thư cổ ‘Lịch sử tự nhiên’ xuất bản thế kỉ I sau công nguyên của mình, Pliny (Pliny the Elder) viết các họa sĩ Hy Lạp giỏi nhất chỉ cần bốn màu để làm nên những tác phẩm bất tử: đen, trắng, đỏ và vàng. Tuy nhiên, trên thực tế lại chẳng có tác phẩm nào của họ còn tồn tại đến nay nên hoặc là họ không theo lời khuyên này, hoặc là Pliny đã sai. Dù sao thì nhiều thế kỉ sau, số lượng màu vẽ (paint pigment) đã tăng lên nhanh chóng. Ngày nay, nhà cung cấp vật liệu mỹ thuật thành lập năm 1832 của Anh - Winsor & Newton có tới 119 màu dầu tiêu chuẩn. Bộ màu cho người nhập môn cũng có ít nhất 6 màu. Làm thế nào bảng màu (palette) của các họa sĩ có thể phong phú đến vậy?

Trộn màu khác với trộn ánh sáng. Khi bạn trộn tất cả các màu trong dải quang phổ (light spectrum) bạn sẽ được ánh sáng trắng như Newton đã chỉ ra (quá trình này được gọi là phối trộn/cộng màu – additive mixing) nhưng nếu làm như vậy với tất cả các màu trong bảng màu, hỗn hợp nhận được sẽ gần như là màu đen (loại trộn/trừ màu - subtractive mixing). Để được những màu tổng hợp đẹp như xanh và tím (purple), các màu dùng để trộn ban đầu phải nguyên chất hết mức có thể. Từ thời cổ đại (antiquity) tới thế kỷ 19, phần lớn màu được khai thác từ lòng đất như màu xanh dương ultramarine tới ép từ xác các loài không xương sống (invertebrate) như màu tím tyrian chế từ xác khô con rệp son (cochineal), hay điều chế từ các phản ứng hóa học đơn giản (màu gỉ đồng – verdigris). Không cái nào hoàn toàn nguyên chất. Một vấn đề khác là rất nhiều màu không ổn định. Một số không thể pha trộn mà không làm mất màu hoặc ăn mòn (eat away) vải vẽ (canvas) - như những người mua thời kì đầu của Turner, người nổi tiếng chọn màu cẩu thả, tức tối nhận ra.

Một số màu mới được tìm ra một cách tình cờ: năm 1856, chàng trai 18 tuổi William Perkin đang cố gắng tổng hợp (synthesise) kí ninh (quinine) trong căn chòi của bố mình thì vấp phải (stumble across) hỗn hợp mà sau này cậu quảng cáo với tên gọi thuốc nhuộm tím mauveine. Nhưng rất nhiều màu khác là kết quả của các nỗ lực đồng bộ trong thế kỉ 19 để mở rộng phạm vi và giảm chi phí cho màu dùng trong công nghiệp. Màu xanh dương ultramarine là một vấn đề như vậy. Màu xanh dương ổn định và sáng nhất này từng được chiết xuất cẩn thận từ đá lapis lazuli khai thác ở các mỏ vùng Sar-e-Sang phía bắc Afghanistan rồi vận chuyển theo Con đường Tơ lụa đến Venice. Do đó, nó có giá đắt cắt cổ (exorbitantly expensive). Năm 1824, Hiệp hội Khuyến khích Công nghiệp Quốc gia (Société d'Encouragement pour l'Industrie Nationale), một đoàn thể công nghiệp Pháp, trao thưởng 6.000 franc cho người làm ra được màu xanh ultramarine nhân tạo. Hai nhà hóa học, một người Anh và một người Đức, đồng thời công bố cùng một công thức. Màu xanh tổng hợp của nhà hóa học Pháp có cùng công thức hóa học với màu thật nhưng chi phí sản xuất rẻ hơn, các hạt bằng nhau và không pha tạp.

Pierre-Auguste Renoir được cho rằng đã nói ‘Không có sơn trong tuýp thì không thể có những người mà giới nhà báo gọi là nghệ sĩ trường phái Ấn tượng (Impressionists)’. Ống sơn kim loại đương nhiên quan trọng nhưng làn sóng màu tổng hợp cũng vậy, thể hiện rõ ràng qua triển lãm mang tên ‘Making Colour’ mở cửa tháng này ở Phòng trưng bày Quốc gia (National Gallery) London. Màu tổng hợp đem lại lựa chọn cho người mua và giải thoát nghệ sĩ khỏi việc phải vất vả tự pha màu vẽ. Nếu không có sự bùng nổ của các màu làm từ aniline, chrome và cadmium ấy, rất nhiều ngành công nghiệp non trẻ (fledgling industry) sẽ gặp bất lợi trầm trọng (severely handicapped) và các tác phẩm từ ‘The Skiff’ của Renoir đến bức tượng con gà trống xanh dương khổng lồ (giant blue cockerel sculpture) của Katarina Fritsch đặt tại Quảng trường Trafalgar sẽ không thể được thực hiện.

Đăng Duy
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc