Tổ chức khủng bố Islamic State đã tiến được bao xa kể từ khi tuyên bố thành lập Vương triều Hồi giáo?

Syrian rebel army patrol an area near Homs. Photo courtesy Freedom House.

Hai tháng vừa qua là khoảng thời gian rất bận rộn đối với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Islamic State*) – nhóm Hồi giáo cực đoan tàn bạo hệ phái Sunni hoạt động ở Syria và Iraq. Ngày 29 tháng Sáu, 2 tuần sau khi chiếm Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq, nhóm này đã tuyên bố thành lập một Vương quốc Hồi giáo (caliphate) đại diện cho 1.6 tỉ tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Chúng sau đó tiếp tục tiến quân về Baghdad – nơi có chính phủ do người Hồi giáo hệ phái Shia chiếm đa số. Tới đầu tháng Tám, Islamic State đã chuyển mục tiêu sang hướng Bắc – khu tự trị của người Kurd ở Iraq và quê hương của nhiều dân tộc thiểu số. Chúng tấn công người Cơ đốc giáo, Yazidi và cả những người cũng theo hệ phái Sunni và đang đe dọa Erbil, thủ phủ của người Kurd. Điều này buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama phải cho phép (authorise) các cuộc không kích vào nhóm này từ ngày 8 tháng Tám. Trong khi đó, ở nước láng giềng Syria, Islamic State cũng đã bắt đầu mở rộng về hướng Tây.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo, trước đây mang tên Quốc gia Hồi giáo tại Iraq và Syria (Islamic State of Iraq and Greater Syria – ISIS/ISIL), đã phát triển từ những gì còn sót lại (remnant) của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq – một băng nhóm tàn bạo thường tổ chức các đợt tấn công vào liên quân (coalition) do Mỹ đứng đầu sau Chiến tranh Iraq năm 2003. Khi quân Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011, nhóm này đã suy yếu do bị các nhóm vũ trang đánh thuê hệ phái Sahwa-Sunni tấn công, còn các lãnh đạo bị ám sát (assassinate). Tuy nhiên, các phiến quân còn lại vẫn tiếp tục tống tiền (extort) ở Mosul và thực hiện các cuộc tấn công ở Iraq. Khoảng trống (vacuum) do cuộc nội chiến Syria từ năm 2011 gây ra là lợi thế (boon) lớn giúp các thành viên sống sót tập hợp lại và tuyển mộ thêm. Tổ chức này ngày một mạnh hơn với trụ sở ở Raqqa, đông Syria và mạng lưới tống tiền (extortion racket) ở Mosul. Nhờ những người Sunni bất mãn (disgruntled) ở Iraq sẵn sàng liên minh với Islamic State sau khi chính phủ Baghdad loại bỏ và lực lượng an ninh mỏng manh (brittle) của Iraq thường tháo chạy ngay khi thấy đụng độ, quân số của Islamic State giờ đã lên tới hàng nghìn thành viên gồm cả rất nhiều người nước ngoài và hiện đã nắm giữ nhiều phần (swathe) lãnh thổ nước này.

Hiện giờ, Islamic State đã tiến được đến đâu? Tuy ý thức hệ (ideology) tàn khốc của Islamic State bị đa số người Hồi giáo từ chối và coi là tội ác, các tay súng vẫn đổ về (flock to) từ tháng Sáu – riêng Syria đã lên tới gần 6.000 theo một số ước tính. Islamic State đã chiếm (grab) được các mỏ dầu, căn cứ quân sự và kho vũ khí (weaponry) (gồm cả đồ của Mỹ ở Iraq). Tuy các cuộc không kích (airstrike) của Mỹ đã đẩy lùi chúng về phía bắc từ núi Sinjar đến đập Mosul – con đập lớn nhất Iraq, Tổng thống Barack Obama đã nói rõ ông không có kế hoạch truy quét (rout) tổ chức này. Để làm việc đó, người Sunni ở Iraq cần phải chống lại chúng. Ở Syria, Islamic State hoạt động gần như không gặp trở ngại nào. Tuy chế độ của ông Bashar Assad cuối cùng cũng đã thực hiện các cuộc tấn công vào nhóm này, quân nổi dậy Syria từng chiến đấu với Islamic State từ tháng Một nhận thấy họ không phải là đối thủ (no match for) của chúng. Ngày 24 tháng Tám, Islamic State chiếm căn cứ không quân Tabaqa từ quân chính phủ sau một tuần lần lượt chiếm một loạt các ngôi làng gần Aleppo vốn thuộc quyền kiểm soát của quân nổi dậy.

Các nhóm tự xưng thánh chiến (jihadist) thường kém cỏi trong việc điều hành khiến mất đi sự ủng hộ từ dân chúng và do dự (falter) trước các mục tiêu tham vọng như xây dựng thể chế, nhưng sự trỗi dậy của ý thức hệ Hồi giáo cực đoan và những khoảng trống trong thế giới Ả rập cho phép các nhóm này tồn tại đủ để ít nhất cũng gây ra nhiều thiệt hại như al-Qaeda ở Yemen trên bán đảo Ả rập và các nhóm xưng danh thánh chiến ở Mali. Các quan chức phương Tây mô tả Islamic State như một tổ chức lớn mạnh và tinh vi hơn cả, mà theo một số ước tính là mối đe dọa an ninh lớn nhất trong khu vực kể từ vụ 11 tháng Chín. Nội chiến Syria chưa biết bao giờ mới kết thúc (no end in sight); Iraq thì vẫn đang là một mớ hỗn độn. Vì vậy, ngay cả theo kịch bản tốt nhất (best-case scenario), nhiều khả năng Islamic State sẽ vẫn còn hoạt động trong nhiều thế hệ tới. Vấn đề này không chỉ là của riêng Syria, Iraq và các nước láng giềng. Sẽ ngày càng có nhiều nước phải đối mặt với nguy cơ khủng bố khi hàng nghìn tay súng ngoại quốc từ khắp thế giới sẽ trở về quê nhà như những kẻ nổi dậy cực đoan (radicalised rebel).

Đăng Duy
The Economist

Tags: economics

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc