Muốn kinh doanh nên tránh xa giáo dục - có thật vậy không?

shared from Giang Le.
-----
Bài này của GS Trần Văn Thọ có một số vấn đề.

Thứ nhất cần phân biệt giữa "giáo dục" với "giáo dục đại học", tôi nghĩ GS Thọ muốn nói về khái niệm thứ hai. Còn về giáo dục chung chung không có lý do gì ngăn cản các nhà đầu tư kinh doanh giáo dục mẫu giáo, tiểu học... Rất nhiều trường tiểu học, trung học tư vì lợi nhuận đang hoạt động hiệu quả ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Thực ra đây là điều nên khuyến khích.

Thứ hai, ngay cả giáo dục đại học cũng không hẳn là "vùng cấm địa" với các nhà đầu tư muốn kiếm tiền. Trên thế giới khó có thể kiếm được một trường đại học tư vì lợi nhuận có tiếng, nhưng như vậy không có nghĩa những "doanh nghiệp" trong ngành dịch vụ này không đem lại lợi ích cho xã hội và phải loại trừ/tẩy chay. Doanh nghiệp có các phân khúc thị trường khác nhau thì đại học cũng vậy. Cách đây chưa lâu tôi có link một bài của The Economist về hệ thống đại học tư vì lợi nhuận của Brazil rất thành công cả về mặt tài chính lẫn chất lượng đào tạo.

Thứ ba, tôi muốn nhờ các bạn am hiểu vấn đề tài chính của Hoa Sen làm rõ yêu cầu 20-30% cổ tức mà các cổ đông đòi hỏi là tính trên vốn điều lệ hay owners' equity. Vì quy định rất lạc hậu của Việt Nam buộc phải phân biệt 2 loại vốn này (face vs market value) nên nhiều khi một công ty chia cổ tức 20-30% (thậm chí 100%) tính theo vốn điều lệ thực ra chỉ 4-5% nếu tính theo market value. Tôi không bênh vực phe cổ đông Hoa Sen nhưng tôi muốn làm rõ vấn đề này.

Cuối cùng, tôi cho rằng "vấn nạn" của đại học Việt Nam (cả công lẫn tư) là ở chỗ Bộ Giáo dục và Đào tạo quản rất chặt đầu vào của các đại học (chỉ tiêu, thi tuyển) nhưng gần như không giám sát được chất lượng đầu ra, vô hình chung trao monopoly power cho các trường đang hoạt động. Vì nhu cầu nhân lực có trình độ đại học ở Việt Nam rất lớn và chất lượng sản phẩm được thả nổi nên kinh doanh đại học trở thành một ngành dịch vụ siêu lợi nhuận nếu chạy được giấy phép và chỉ tiêu, ngay cả chưa tính đến các ưu đãi về thuế và đất đai.

Ở các đại học công, phần lớn lợi nhuận đó chảy vào túi của giảng viên/cán bộ của trường (tôi tin thu nhập trung bình của giảng viên đại học tại Việt Nam cao hơn nhiều mặt bằng xã hội). Ở các đại học tư cổ đông, với vai trò là chủ sở hữu, sẽ tìm cách lấy phần lợi nhuận đó thông qua cổ tức/cổ phiếu thưởng và sẽ có lúc gây ra tranh chấp với giảng viên/ban giám hiệu như trường hợp Hoa Sen. Nếu giảng viên/BGH bị đẩy vào vị trí người làm thuê thuần túy, chất lượng càng ngày càng giảm là điều không tránh khỏi.

Như vậy một biện pháp quan trọng cải tổ giáo dục đại học Việt Nam và để tránh những vụ Hoa Sen trong tương lai là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thay đổi phương thức quản lý các trường đại học. Cụ thể là thả đầu vào nhưng siết đầu ra để nâng cao chất lượng đào tạo (ở đây tôi không bàn về academic freedom là một vấn đề hoàn toàn khác). Tất nhiên chất lượng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng một trong những biện pháp mà Harvard Business School (trước đây, tôi không rõ bây giờ còn không) đã làm là mỗi kỳ thi luôn đánh rớt bottom 10% sinh viên. Không phải tôi cổ súy cho biện pháp này, cần phải có một nghiên cứu thấu đáo về cách siết đầu ra, nhưng đó là một ví dụ cho thấy mục tiêu này có thể làm được.

Một biện pháp khác là xây dựng một/vài bảng ranking cho các trường đại học, tương tự như credit rating của giới tài chính. Một trường đại học có rating AAA sẽ có chất lượng đào tạo tốt hơn những trường B1 hay B2. Với tôi nếu một nhà đầu tư xây dựng được một trường tư vì lợi nhuận có rating AAA xã hội nên khuyến khích. Có điều các bảng rating đó không nên do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện mà nên của một công ty tư nhân hay tổ chức xã hội đảm nhiệm.

Mặc dù tôi cho rằng mô hình trường tư phi lợi nhuận (như Harvard hay Waseda của GS Thọ) là tối ưu cho giáo dục đại học và Việt Nam cần hướng tới, những trường tư vì lợi nhuận như Hoa Sen hay RMIT vẫn có chỗ đứng và vẫn có đóng góp quan trọng cho xã hội. Tôi đã có lần trao đổi với một người bạn về những biện pháp tài chính có thể sử dụng để tạo ra ownership structure tư nhân nhưng không quá intrusive (xâm phạm, bắt người khác phải chịu đựng mình) vào hoạt động academic, ví d sử dụng preferred shares hay options/warrants. Có điều, chừng nào Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thay đổi tư duy/cách thức quản lý thì bàn bạc cải tổ chỉ là viển vông.

Vấn nạn của đại học Việt Nam không phải là lòng tham của giới đầu tư mà là tư duy quản lý.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc