Kho vũ khí hóa học của Syria được tiêu hủy như nào?

Halabja shows support for Damaskus. Photo courtesy Leif Hinrichsen.

Khối áp cao ở Bắc Đại Tây Dương những ngày gần đây đã giúp con tàu Ark Futura của Đan Mạch di chuyển thuận lợi từ Syria đến Anh. Điều kiện (thời tiết) ổn định rất có ích bởi Ark Futura đang mang phần nguy hiểm nhất trong kho vũ khí hóa học còn lại của Syria. Nhiệm vụ giải giáp (decommission) chương trình vũ khí của Syria đã tăng tốc kể từ khi Tổ chức Cấm phổ biến Vũ khí hóa học (Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons – OPCW) - cơ quan quốc tế chịu trách nhiệm thực hiện Công ước về Vũ khí hóa học – được phép tiếp cận kho vũ khí của Syrian năm ngoái. Phần lớn những gì còn lại trong kho vũ khí chết người của Bashar Assad sẽ cập cảng Southampton ngày 15 tháng Bảy.

Sau cuộc tấn công hóa học vào dân thường ở khu vực Ghouta ngày 21 tháng Tám năm 2013, ông Assad đã chấp nhận lời kêu gọi của quốc tế yêu cầu tiêu hủy chương trình vũ khí hóa học của mình. Tổ chức Cấm phổ biến Vũ khí hóa học tuyên bố vào tháng Sáu tất cả các tiền chất hóa học nhận biết được đã được đưa khỏi Syria. Những vật liệu nguy hiểm nhất được tàu Mỹ Cape Ray chở tới Địa Trung Hải và Ark Futura tới Anh để tiêu hủy. Những vật liệu còn lại ít nguy hiểm hơn sẽ được tiêu hủy ở Phần Lan và Mỹ trong những tháng tới.

Phát triển vũ khí hóa học có lẽ là đóng góp tồi tệ nhất của khoa học cho nhân loại. Các hóa chất độc hại được dùng làm vũ khí xuyên suốt lịch sử nhưng các cuộc chiến trong thế kỉ 20 đáng phải chịu trách nhiệm lớn nhất. Vì thế các nước Mỹ, Anh và Đức phải chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu hủy kho vũ khí của Syria là điều hợp lý (Đức sẽ xử lý phần bùn (sludge) hóa chất còn lại sau khi tàu Cape Ray hoàn thành nhiệm vụ). Cảng Southampton sắp nhận 150 tấn tiền chất hóa học của VX, một chất độc thần kinh và 50 tấn hydrogen chloride cùng hydrogen fluoride. May thay, vũ khí hóa học không thể được tạo thành chỉ bằng cách trộn các hóa chất này với nhau. Tuy thế, chẳng ai muốn những thứ này trên đường cao tốc sau một vụ tấn công khủng bố cả. Đây là lí do quân đội Anh tham gia tiêu hủy đợt hóa chất này thông qua một hợp đồng với tập đoàn xử lý chất thải Veolia.

Giờ đây những người như ông Assad khó có thể sử dụng vũ khí hóa học mà không bị trừng phạt (impunity). Tiến bộ khoa học khiến việc phát hiện và xác định những vụ tấn công kiểu này ngày một dễ dàng hơn. Nhưng khi các tiền chất hóa học có những công dụng dân sự hợp pháp và chẳng mất mấy thời gian để các nhà máy biến chúng thành vũ khí, thách thức đối với các nhà cầm quyền là việc xác định trước những ai có kế hoạch sử dụng sai mục đích các tiền chất đó. Đây vẫn là một câu hỏi hóc búa (conundrum) chưa có lời giải nhưng bằng cách hỗ trợ tiêu hủy những vũ khí kinh khủng (grotesque) này, khoa học đã phần nào chuộc lại (redeem) lỗi lầm trước đây của mình.

Đăng Duy
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc