Thất nghiệp cơ cấu là gì?

Photo credit: tuyencongchuc.vn.

Trong cuộc suy thoái gần đây, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng từ 4,4% lên 10%. Tăng trưởng kinh tế kể từ đó đã sáng sủa hơn chút (pep up), nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn chưa trở về mức thấp trước khủng hoảng: tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện là 6,2%, vẫn cao hơn 40% so với cuối năm 2006. Các nhà kinh tế đang nhắc đến bóng ma (spectre) thất nghiệp 'cơ cấu' như một lý giải cho hiện tượng này. Đó là gì vậy?

Có ba loại hình thất nghiệp thường được nhắc đến: 'ma sát', 'chu kỳ' và 'cơ cấu'. Các nhà kinh tế "máu lạnh" (cold-hearted) không quá lo lắng về hai loại hình đầu tiên, chỉ những người tạm thời thất nghiệp do thay đổi việc làm và những người tạm thời bị sa thải trong thời kỳ suy thoái. Loại hình thất nghiệp thứ ba đề cập đến những người bị loại, có lẽ vĩnh viễn, khỏi thị trường lao động. Trong thuật ngữ kinh tế, thất nghiệp cơ cấu đề cập đến sự không tương xứng giữa số người tìm việc và số việc làm sẵn có. Đây là tin xấu đối với cả những người đang gánh chịu nỗi đau mất việc lẫn xã hội mà họ đang sống. Người mất việc trong thời gian dài có xu hướng có sức khỏe kém hơn mức trung bình. Những người thất nghiệp cơ cấu cũng gây sức ép (squeeze) lên ngân sách an sinh xã hội.

Thất nghiệp cơ cấu ở các nền kinh tế phát triển đã tăng trong nhiều thập kỷ, khi công ăn việc làm trong các ngành công nghiệp như khai thác mỏ và sản xuất đã teo tóp lại (wither). Ở Vương quốc liên hiệp Anh từ năm 1984 đến năm 1992, lao động trong ngành khai thác than giảm 77% và trong ngành sản xuất thép giảm 72%. Các cộng đồng được hình thành quanh một nghề duy nhất đang bị tàn phá. Nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng chỉ có kinh nghiệm của một công việc đòi hỏi kỹ năng cao cụ thể. Họ không có các kỹ năng hoặc các đặc tính cần thiết để thành công trong nhiều công việc ngành dịch vụ (như làm việc tại một trung tâm dịch vụ khách hàng hay nhà hàng). Do đó, họ bị thất nghiệp cơ cấu. Một vấn đề khác có lẽ cũng đang ảnh hưởng xấu tới các nền kinh tế phát triển hiện nay. Suy thoái đã thật sự nguy ngập (nasty) và kéo dài trong nhiều năm. Nhiều người đã chán nản không muốn tìm việc và rút khỏi lực lượng lao động. Ở Mỹ, số lượng các "lao động nản lòng" tăng từ 370.000 năm 2007 lên 1,2 triệu năm 2010. (Ngày nay, con số này gấp hai lần mức năm 2007.) Những người bị thất nghiệp hơn một năm chỉ có một phần ba khả năng tìm được việc làm so với những người thất nghiệp ít hơn sáu tháng: các nhà sử dụng lao động tin rằng những người thất nghiệp trong khoảng thời gian ngắn có động lực và tay nghề cao hơn. Do đó thất nghiệp dài hạn có thể trở thành thất nghiệp cơ cấu.

Tuy nhiên, thất nghiệp cơ cấu không chỉ đơn giản là sản phẩm của suy thoái kinh tế. Karl Marx (người tự huyễn hoặc mình là một nhà kinh tế) đề cập đến "đạo quân lao động trừ bị" (reserve army of labor). Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản dựa trên những người không có việc làm. Những người thất nghiệp, kêu gào (clamor for) đòi việc, sẽ khiến những người đang có việc làm quá sợ hãi không dám đòi tăng lương. Các nhà tư bản dựa vào đội ngũ thất nghiệp này để giảm chi phí của họ xuống. Marx còn phóng đại, dù hầu hết các nhà kinh tế sẽ chấp nhận một mức độ thất nghiệp không thể tránh khỏi: nỗ lực để đạt được việc làm đầy đủ (toàn dụng nhân công) sẽ làm tăng lương hàng loạt. Dù nguyên nhân là gì, các chính phủ cần hiểu rõ tình trạng thất nghiệp cơ cấu. Tăng trưởng kinh tế không thôi sẽ không đủ để có việc cho tất cả mọi người. Các cải cách từ phía cung, như đào tạo nghề (được các chuyên gia/wonks gọi là 'chính sách thị trường lao động tích cực') cũng cần thiết.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc