Vì sao Mỹ nhất quyết không trả tiền chuộc cho quân khủng bố?

James Foley is shown in an earlier picture (Credit: Jonathan Pedneault).

Hồi đầu hè, khoảng hai chục lính đặc nhiệm Mỹ đã đột kích (swoop) vào miền bắc Syria nhằm giải cứu nhà báo James Foley và những người khác bị lực lượng khủng bố xưng danh Thánh chiến có tên là - "Quốc gia Hồi giáo tại Iraq và Đông phương" (Islamic State of Iraq and the Levant-ISIL*) giam giữ. Lính Mỹ đã đột kích (raid) một cơ sở lọc dầu (oil refinery) bị phiến quân (militant) kiểm soát nhưng không tìm thấy con tin, họ đã bị chuyển đi. Nỗ lực giải cứu táo bạo này cho thấy bước đi của Mỹ trong việc giải cứu công dân của mình. Nhưng số mệnh đau buồn của Foley cũng hé lộ những giới hạn của họ. Khi những kẻ bắt cóc yêu cầu một khoản tiền chuộc hàng triệu đôla, chính phủ Mỹ đã từ chối. Ngày 19 tháng Tám, ISIL đưa lên mạng đoạn phim quay cảnh một thành viên của chúng chặt đầu (behead) nhà báo Foley. Rõ ràng nước Mỹ quan tâm tới sự an toàn của công dân nước mình ở nước ngoài, vậy tại sao họ lại từ chối trả tiền chuộc (ransom) khi điều này có thể cứu được nhiều người?

Chính sách này của Mỹ có một lịch sử lâu dài. Đầu những năm 1800, các Tổ phụ lập quốc Mỹ (founding fathers) đã ngừng trả tiền cho các quốc vương châu Phi để đổi lấy sự bảo vệ khỏi cướp biển, từ đó dẫn đến các cuộc chiến Barbary. Năm 1980, sau khi quân cách mạng Iran bắt 52 con tin Mỹ, Tổng thống Jimmy Carter đã tuyên bố thẳng thừng: ‘Thái độ của chúng ta rất rõ ràng: Nước Mỹ sẽ không chấp thuận yêu cầu của những kẻ tống tiền.’ Năm 2002, George W. Bush nhắc lại (reiterate) lập trường này của Mỹ: ‘Chúng ta đương nhiên không trả tiền chuộc cho bất kỳ con tin nào.’ Nhưng chính sách này không được thể hiện (enshrine) trong luật và cũng không được áp dụng ổn định. Trong cuộc chiến Barbary đầu tiên, Tổng thống Thomas Jefferson đã trả 60.000 đôla để các thủy thủ Mỹ được phóng thích. Sau khi Tổng thống Carter thất bại trong lần tái bầu cử và phải rời nhiệm sở (turf out), Tổng thống Ronald Reagan đã bán vũ khí cho Iran để các con tin được thả ở Lebanon. Chính Tổng thống Barack Obama, tuy từ chối trả tiền chuộc cho Foley, đã đổi 5 tù nhân Taliban lấy trung sĩ Bowe Bergdaht ở Afghanistan hồi đầu năm nay. Hơn nữa, không có luật cấm các cá nhân hay đơn vị tư nhân ở Mỹ trả tiền chuộc (chừng nào họ không bị xem là tài trợ cho các tổ chức khủng bố).

Nước Mỹ tin rằng trả tiền chuộc sẽ gây ra vòng luẩn quẩn khi tưởng thưởng cho hành vi xấu. Theo David Cohen, quan chức phụ trách vấn đề tài chính khủng bố của Kho bạc Mỹ, ‘Trả tiền chuộc sẽ dẫn tới các vụ bắt cóc tiếp theo và theo đó là các khoản tiền chuộc tiếp theo phải trả. Và chính những khoản tiền này càng khiến các tổ chức khủng bố mạnh hơn.’ Nhiều chính phủ chỉ ra vẻ ủng hộ (pay lip service) quan điểm này. Thật vậy, năm 2013, các nước G8 đã thông qua một tuyên bố chung rằng họ ‘nhất quyết (unequivocally) không trả tiền chuộc cho quân khủng bố’ nhưng khi phải đối diện với lựa chọn đau đớn (agonising) giữa trả tiền cho bọn bắt cóc hay nhìn công dân nước mình chết, nhiều nước đã phải ‘xùy’ tiền ra (cough up the cash) – thường qua trung gian (intermediary) để có thể phủ nhận hành động này. Các quan chức Mỹ cáo buộc Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha đều đã trả cho al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác tổng số tiền chuộc lên tới 165 triệu đôla từ năm 2008. Al-Qaeda đã biến bắt cóc thành một ngành công nghiệp – một “đặc vụ” (operative) thậm chí còn viết cả cẩm nang hướng dẫn. Các khoản tiền chuộc đã tăng đáng kể trong một thập kỉ qua chính là nguồn tài chính chủ yếu của tổ chức này, theo các quan chức chống khủng bố. Tờ New York Times châm biếm "Châu Âu đã vô tình bảo trợ (inadvertent underwriter) cho khủng bố Al Qaeda."

Kết quả là các công dân châu Âu bị quân khủng bố bắt thường được thả, trong khi công dân Mỹ và Anh (có chính sách tương tự) thì không. Duy chỉ có nhà báo Mỹ Peter Theo Curtis là ngoại lệ đáng chú ý. Curtis được nhánh al-Qaeda tại Syria thả ngày 24 tháng Tám sau gần 2 năm giam giữ. Giới chức Mỹ tuyên bố họ không trả khoản tiền chuộc nào. Hậu quả vụ bắt cóc 4 khách du lịch châu Âu ở Niger năm 2009 cho thấy rõ hơn số phận khác nhau mà các tù nhân phải đối mặt. Chính phủ Anh từ chối trả tiền chuộc và con tin người Anh bị giết. 3 con tin người Thụy Sĩ và Đức được thả sau khi khoản tiền chuộc 8 triệu euro được trả. Theo tờ Times, những nhà đàm phán con tin (hostage negotiators) tin rằng bọn khủng bố đã biết được (figure out) chính phủ nước nào sẽ trả tiền. Hầu hết trong 53 con tin bị al-Qaeda và các chi nhánh bắt trong 5 năm qua là người châu Âu trong khi chỉ có 3 người Mỹ. Đây có thể là bằng chứng cho thấy chính sách của Mỹ có lý. Nhưng điều này sẽ chẳng giúp gì cho một nhà báo Mỹ khác, Steven Sotloff, người bị ISIL dọa sẽ xử tử tiếp sau Foley.

Đăng Duy
The Economist


* Cuối Tháng Sáu, ngay trước mùa chay Ramamdan, tổ chức ISIS hay ISIL thâu ngắn cái tên thành Islamic State, với tham vọng lập ra Đế quốc Hồi giáo Toàn cầu và Duy nhất, và với thành tích mở rộng vùng chiếm đóng từ phía Đông của Syria tới phía Tây Bắc của Iraq.
Tags: economics

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc