Vì sao Trung Quốc – Đài Loan chia rẽ?

DPP protesters give Ma Ying-jeou the finger. Photo courtesy chinakorea55.

Trong năm nay, các quan chức cấp cao của Đài Loan và Trung Quốc đã có 2 cuộc gặp trên lãnh thổ của nhau. Cả 2 đều là lần liên lạc chính thức đầu tiên giữa 2 chính phủ kể từ năm 1949. Trong vài tháng gần đây, giới chức Đài Loan đang đề xuất một bước đột phá thậm chí còn lớn hơn: cuộc gặp giữa Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) và người đồng cấp phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping). Họ gợi ý cuộc gặp này sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng Mười Một bên lề (in the margin) cuộc họp các nhà Lãnh đạo khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Phía Trung Quốc phản ứng khá lạnh lùng trước lời đề nghị này và vẫn chưa đưa ra lời mời với ông Mã. Nhưng ngay cả khi không có cuộc gặp nào vào tháng Mười Một, các rào cản (hurdle) cho một sự kiện như vậy có vẻ đang dần được gỡ bỏ. Vì sao quá trình này lại lâu như vậy?

Đài Loan đã từng là một phần của Trung Quốc. Cả hai chính phủ từ lâu vẫn chính thức công nhận điều này. Vấn đề là họ không đồng ý với nhau về định nghĩa ‘Trung Quốc’: là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do đảng Cộng sản Trung Hoa lãnh đạo hay Trung Hoa Dân Quốc do Quốc Dân Đảng (Kuomintang) lãnh đạo. Quốc Dân Đảng cầm quyền ở Trung Quốc trong hơn 2 thập kỉ cho tới năm 1949 khi bị đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông lật đổ và phải rút chạy tới Đài Loan. Từ đó, hòn đảo này đã mang tên Trung Hoa Dân Quốc dù chính phủ ở đây chỉ cai quản đảo Đài Loan và một vài đảo nhỏ hơn. Ở Đài Loan, cụm từ ‘một tỉnh của Trung Quốc’ còn rắc rối hơn nữa. Từ năm 1895 đến năm 1945, Đài Loan dưới sự cai trị của Nhật Bản sau khi nước này thắng trong cuộc chiến với triều đình Trung Quốc. Sự cai trị của Quốc Dân Đảng trên hòn đảo này từng rất tàn bạo (brutal), đặc biệt trong những năm đầu sau 1945. Đài Loan giờ đã có một nền dân chủ nhưng lòng căm thù đối với Quốc Dân Đảng vẫn ăn sâu trong rất nhiều người từng sống ở đây trước khi Quốc Dân Đảng tới tị nạn (take refuge) và con cháu của họ. Sự tương đồng giữa họ và Trung Hoa đại lục là không đáng kể và một số còn muốn Đài Loan từ bỏ (abandon) bất cứ mối liên hệ (pretence of a link) nào với Trung Quốc để tuyên bố độc lập.

Nhưng lý do lớn hơn khiến người đứng đầu hai nước vẫn chưa gặp nhau có lẽ do cuộc nội chiến Quốc-Cộng Trung Hoa vẫn chưa chính thức kết thúc. Chính phủ Bắc Kinh không công nhận chính phủ Đài Bắc và vì vậy không chấp nhận Tổng thống của chính phủ này. Tuy hai bên đã chấm dứt nã pháo (lob shells) vào nhau từ những năm 1970 và bắt đầu đối thoại vào đầu thập niên 1990 nhưng tiến triển vẫn rất chậm chạp. Các cuộc thảo luận chỉ diễn ra thông qua các cơ quan trung gian và nhanh chóng bị quá trình dân chủ hóa (democratisation) của Đài Loan can thiệp. Tổng thống Đài Loan và Chủ tịch Quốc Dân Đảng khi đó là ông Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) đã tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp đầu tiên năm 1996. Để thuyết phục (in an appeal to) người Đài Loan gốc, ông đã chỉ đạo Chính phủ không nói về ‘một Trung Quốc duy nhất’ nữa mà thay vào đó là 2 chính thể. Điều này vừa là sự thừa nhận, lại vừa chọc giận (infuriate) chính phủ Bắc Kinh. Đảng Cộng sản Trung Hoa lo sợ Đài Loan sẽ tiến tới chính thức tuyên bố độc lập và căng thẳng sẽ bùng nổ (flare). Trung Quốc đã bắn tên lửa không đầu đạn (unarmed missiles) vào eo biển Đài Loan (Taiwan Strait); Mỹ cho tàu sân bay (aircraft carriers) ra cảnh cáo (warn off). Chiến thắng của ông Lý trong cuộc bầu cử tổng thống và của Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party) vốn ủng hộ Đài Loan độc lập trong hai cuộc bầu cử sau đó càng cản trở (stymie) quá trình đối thoại giữa 2 bên. Chỉ đến khi Quốc Dân Đảng quay lại nắm quyền năm 2008 dưới sự lãnh đạo của ông Mã, một chính trị gia theo đường lối mềm dẻo hơn (less confrontational), thì Đảng Cộng sản mới bắt đầu cho phép các cuộc đối thoại tiếp tục một cách nghiêm túc (in earnest), ban đầu thông qua các đại diện trung gian và đến năm nay thì lần đầu tiên đã có các cuộc gặp trực tiếp giữa 2 chính phủ.

Các cuộc gặp giữa những người đứng đầu các cơ quan chính phủ Đài Loan và Trung Quốc hồi tháng Hai và tháng Sáu cho thấy sự nhượng bộ (concession) từ phía Trung Quốc. Họ đã ít nhiều thừa nhận (confer) tính hợp pháp (legitimacy) của chính phủ Đài Bắc. Nhưng vẫn còn nhiều rào cản nữa cần vượt qua trước khi lãnh đạo 2 nước gặp mặt. Một trở ngại là tìm thời điểm phù hợp. Ông Mã đã đề nghị Hội nghị thượng đỉnh của khối Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vì các nguyên thủ quốc gia sẽ tham gia với tư cách ‘lãnh đạo kinh tế’ chứ không phải người đứng đầu một nước. Điều này cho phép 2 bên né tránh (sidestep) câu hỏi liệu ông Mã có thể được coi là một nguyên thủ quốc gia và nếu có thì quốc gia đó bao gồm những gì. Nhưng Trung Quốc không muốn một cuộc gặp như vậy diễn ra tại một hội nghị quốc tế bởi điều đó đồng nghĩa với việc để các nước khác nhìn (peer in) vào vấn đề mà nước này coi là chuyện nội bộ thuần túy. Nhưng nếu ông Mã thăm Bắc Kinh mà không có cái cớ tham gia một hội nghị như APEC thì vấn đề chức danh của ông này sẽ càng đáng chú ý (prominent). Trung Quốc có lẽ sẽ từ chối đón tiếp ông như một Tổng thống còn công chúng Đài Loan có lẽ ngần ngại (balk at) trước nghi thức thấp hơn dành cho một nguyên thủ. Con đường, vì thế, còn rất dài.

Đăng Duy
The Economist

Tags: china

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc