Google thể hiện biên giới tranh chấp giữa các nước như nào?

Photo courtesy Tjebbe van Tijen.

Các biên giới quốc tế thường rất rắc rối (tricky) khi thể hiện trên bản đồ. Các đặc điểm đo vẽ địa hình (topographic) hữu hình được xác định cụ thể (pin down) bằng vệ tinh, nhưng ranh giới giữa nhiều nước là không rõ ràng và gây tranh cãi kịch liệt. Các đường bao (perimeter) có thể được hình thành bởi các con sông hay đường phố hoặc có thể vượt qua núi, sa mạc và các vùng chiến sự. Một số vùng đất biên giới bị tranh giành hàng trăm năm và thay đổi chủ quyền (change hands) hàng chục lần. Các nước khác, như Ấn Độ, bị lôi kéo (embroil in) vào một số tranh chấp lãnh thổ (territorial dispute), thậm chí còn đưa ra các luật lệ nghiêm ngặt về những nơi biên giới của họ phải được thể hiện trên bản đồ. Vậy, Google Maps, công ty đo vẽ bản đồ (mapmaker) được tham vấn nhiều nhất, xử lý các biên giới tranh chấp như nào?

Tất cả các bản đồ đều là giải thích chính trị (political construction): ngay cả một bản đồ được vẽ cẩn thận nhất cũng để lộ ra (betray) các khuynh hướng (bias) địa chính trị. Khi các nhà đo vẽ bản đồ (cartographer) in truyền thống phải đối mặt với các đường biên giới đáng nghi ngờ (questionable), họ có một vài lựa chọn, tất cả đều cần được xem xét. Tùy thuộc vào mục đích và nội dung, họ có thể thể hiện bằng một đường in đậm (embolden) dứt khoát (definitive), bất chấp các tranh chấp lãnh thổ. Hoặc họ có thể đánh dấu bằng một đường nét đứt (dashed line) hoặc tô đậm dần (shading) đặc biệt để làm nổi bật các tranh chấp (contention). Họ thậm chí có thể vẽ hai đường biên giới, mỗi đường phản ánh một tuyên bố quốc gia với vùng đất tranh chấp. The Economist thường công bố một vài bản đồ mỗi tuần, trong đó luôn bao gồm các khu vực lãnh thổ tranh chấp. Trong một bản đồ về châu Âu từ ngày 30 tháng Tám, The Economist mô tả Crimea với sọc hai màu thể hiện tranh chấp lãnh thổ giữa Ukraine và Nga, nhưng quá trình này đang được xem xét liên tục.

Google Maps có bộ bản đồ toàn diện nhất và số lượng độc giả lớn nhất thế giới với một tỷ người dùng mỗi tháng. Những khán giả toàn cầu này dẫn đến việc Google sản xuất cả các phiên bản nội địa những tấm bản đồ của 200 nước mà họ thể hiện. Cũng như được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau, các bản đồ cũng phù hợp với (conform to) luật pháp địa phương. Chủ yếu, Google giống như một nhà đo vẽ bản đồ truyền thống: đường màu xám đặc (solid) đánh dấu biên giới quốc tế; dòng màu xám chấm (dotted) cho các ranh giới theo 'hiệp ước' và 'tạm thời'; và đường màu xám đứt đoạn (dashed) chỉ biên giới "tranh chấp" giữa các nước. Nhưng Disputed Territories (lãnh thổ tranh chấp), trang web do các chuyên gia/wonks tại MIT tạo ra, xác định 12 khu vực mà Google thể hiện biên giới khác nhau tới người xem khác nhau tùy vào vị trí của họ. Crimea là một ví dụ như vậy: khi xem bằng trình duyệt ở Ukraine, không có biên giới quốc gia được hiển thị, bán đảo này nằm trong lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine. Nhưng khi xem từ một máy tính ở Nga, bán đảo này được phân ranh giới (demark/demarcate) bằng một đường màu xám đặc, như một phần của đế chế đang bành trướng của Nga. Người xem ở các nơi khác sẽ lại thấy một đường nét đứt, thừa nhận sự bất ổn ở Crimea kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo này khỏi Ukraine vào tháng Ba. Google cũng thể hiện sáu phiên bản khác nhau của quần đảo Trường Sa (Spratly Islands), do các nước Brunei, Trung Hoa, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền.

Khi Google khai trương dịch vụ này tháng Hai năm 2005, tập đoàn tuyên bố 'các bản đồ (của họ) có thể hữu ích và thú vị'. Nhưng sau một thập kỷ với quy mô và sự thống trị của Google trên một khu vực nhạy cảm như vậy, bản đồ của họ có ý nghĩa nhiều hơn thế, và đôi khi tập đoàn bị kéo vào các tranh cãi ngoại giao giữa các nước láng giềng dễ phật ý (testy). Tính linh hoạt của Internet đồng nghĩa với việc Google có thể né tránh (dodge) một số khiếu nại về tính chủ quan của nhà đo vẽ bản đồ. Nhưng ngay cả với công nghệ mới, một trong các hạn chế của bản đồ cũ vẫn tồn tại.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc