Sao chúng ta vẫn mãi loay hoay với cái phòng lab?

shared from fb Xê Nho Nvp.
-----
Trong bài “Đồ dùng dạy học công nghệ cao: Tiền tỉ ‘đắp chiếu’” của báo Tuổi Trẻ có đăng hình một phòng học ngoại ngữ dạng như phòng lab từng một thời rất được ưa chuộng.

Nhưng đó là cái thời thập niên 1950, 1960 lúc phương pháp nghe nhìn rất thịnh hành, việc đi lại khó khăn, người ta ít có cơ hội tiếp xúc với người nói tiếng Anh bản xứ nên mới dựa vào phòng lab. Bước vào thế kỷ 21, phòng lab đã lạc hậu bởi cái mục tiêu quan trọng nhất của phòng lab là cho người học “đắm mình” trong không gian “tràn đầy” âm thanh của người bản ngữ nay đã có thể dễ dàng tái hiện bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.

Thậm chí các điện thoại thông minh hiện nay đều có khả năng đọc hết, đọc toàn bộ bất kỳ văn bản nào bạn chọn bằng một thứ tiếng Anh khá chuẩn.

YouTube trên máy tính, trên điện thoại còn dễ tìm và điều khiển hơn bất kỳ phòng lab nào. Các chương trình radio tiếng Anh đặc biệt chỉ cần vài cú bấm là có ngay trong tầm tay. Các podcasts đủ dạng đủ kiểu có mặt khắp nơi.

Từ những năm 1980 những nhà ngôn ngữ đã tiên đoán phòng lab sẽ sớm biến mất. Một tác giả nhận định: “In the twenty-first century, constructing audio language labs is not a wise use of a school’s limited money, time and other resources”.

Nói tóm lại, thiên hạ đã đi từ “CALL” (computer-assisted language learning) từ thập niên 1990 qua “MALL” (mobile assisted language learning) hiện nay. Thế mà chúng ta còn loay hoay với cái phòng lab!

Tags: columnist

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc