Quân nổi dậy Ukraine là những ai?

Donetsk, Ukraine. Photo courtesy Peter Collins.

Gió lại đang đổi chiều trên chiến trường đông Ukraine. Sau nhiều tuần để mất dần lãnh thổ (cede territory) vào tay quân chính phủ, lực lượng nổi dậy Ukraine đã tiến hành một loạt các cuộc phản công (counterstrike) chóng vánh. Được tiếp viện (reinforcement) từ Nga, quân ly khai đã chiếm lại một số thị trấn gần thủ phủ Donetsk và Luhansk trong tuần qua và mở mặt trận thứ ba ở phía Nam. Thông điệp rất rõ ràng: chúng tôi sẽ không đi đâu cả. Chính phủ thân phương Tây ở Kiev từ lâu đã khẳng định cuộc nổi dậy (insurgency) là sản phẩm của Nga. Bất chấp việc hơn 1.000 binh sĩ Nga di chuyển vào lãnh thổ Ukraine trong tuần qua, điện Kremlin vẫn gọi cuộc chiến là một “vấn đề nội bộ thuần túy” và khẳng định bất cứ người Nga nào tham chiến chỉ là “quân tình nguyện” hoặc binh sĩ đang nghỉ phép. Vậy quân nổi dậy Ukraine thực sự là những ai?

Sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ (oust) hồi tháng Hai và Nga sáp nhập (annex) Crimea vào tháng Ba, một nhóm dân quân (militia) chắp vá (patchwork) đã bắt đầu chiếm các tòa nhà chính phủ khắp các vùng Donetsk và Luhansk trong tháng Tư. Các nhóm gồm chủ yếu người dân địa phương bất mãn (disgruntled) và người ủng hộ từ các nơi khác đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk độc lập vào tháng Năm. Hai nước cộng hòa non trẻ này (budding statelet) tự gọi mình là ‘Novorossiya’ (Tân Nga) – một danh từ từng được dùng cho lãnh thổ phía nam Ukraine bị Đế quốc Nga chinh phục (conquer) hồi thế kỉ 18. Kể từ đó, Đông Ukraine đã thu hút những nhân vật đứng trong bóng tối từ Moscow (shadowy Muscovites) có liên hệ với lực lượng an ninh Nga và chính những người này đã thay đổi diện mạo cuộc nổi dậy. Igor Girkin (biệt danh Strelkov) tiếp quản cánh quân của Donetsk trong khi Alexander Borodai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Donetsk. Họ trở về Nga vào giữa tháng Tám sau khi được thay thế bởi những người Ukraine trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khiến Novorossiya có vẻ thuộc quyền kiểm soát của người dân bản xứ (a façade of local control).

Cộng hòa Donetsk và Luhansk duy trì chính quyền riêng biệt với Thủ tướng và nội các riêng (bao gồm cả các Bộ trưởng quốc phòng). Khu vực Luhansk có biên giới với Nga trở thành trạm trung chuyển (conduit) vũ khí và binh lính trong khi vùng Donetsk ở xa hơn về phía tây trở thành mặt trận gánh chịu các cuộc tiến công của Ukraine. Họ duy trì hoạt động độc lập trên lãnh thổ của mình nhưng phối hợp chặt chẽ với nhau. Suốt mùa hè, khi vũ khí và các tay súng đi qua biên giới đầy lỗ hổng (porous), quân ly khai đã trở thành một lực lượng chiến đấu đáng gờm và không còn sơ khai như ban đầu (initial incarnation) nữa. Họ giờ có trong tay những vũ khí hiện đại gồm nhiều xe tăng, các hệ thống pháo binh, xe bọc thép (armoured personnel carriers) và tên lửa phòng không như SA-11 BUK bị cho là đã bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia Airlines hồi tháng Bảy – một thảm kịch mà quân nổi dậy vẫn một mực phủi trách nhiệm (deny a hand in).

Tuy sự phủ nhận của Putin về sự hiện diện của binh lính Nga là một trò hề (farcical), mức độ can thiệp của Nga đến đâu hiện vẫn là ẩn số. Một cuộc xâm lược toàn diện có thể cần tới vài ngàn quân – các quan chức NATO nói 20.000 quân đã sẵn sàng (are poised at) ở biên giới. Tới giờ, ông Putin có vẻ quyết tâm không nhận trách nhiệm về cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của gần 2.600 người, hầu hết là dân thường. Tổng thống Nga vẫn tiếp tục đưa (funnel) lính và vũ khí cho quân nổi dậy hòng đóng băng cuộc xung đột như đã từng làm ở nơi khác với hi vọng một ngày nào đó có thể điền Novorossiya vào bản đồ thế giới mới của riêng mình.

Đăng Duy
The Economist


Tags: ukraine

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc