Các chính trị gia Vương quốc Anh hy vọng giảm nhập cư như nào?

Photo courtesy bertknot.

Thủ tướng David Cameron mới đây đã tuyên bố hạn chế nhập cư sẽ là 'trọng tâm' trong nỗ lực đàm phán lại với Liên minh châu Âu về tư cách thành viên của 'đảo quốc sương mù', trước cuộc trưng cầu dân ý 'đi-hay-ở' mà ông đã cam kết sẽ tổ chức năm 2017. Rất dễ để hiểu vì sao Thủ tướng đảng Bảo thủ nói như vậy, khi phải đối mặt với sự ủng hộ ngày càng tăng dành cho những người hoài nghi về châu Âu và đảng Độc lập Vương quốc Anh bài ngoại (xenophobic). Nhưng các biện pháp chính xác trong tâm trí Thủ tướng Anh là gì?

Trên thực tế, không điều gì Thủ tướng Cameron có thể, hoặc thực sự nên, làm để hạn chế nhập cư mà phù hợp (in line with) với mối lo âu (disquiet) chung do vấn đề này mang lại. Khoảng ba phần tư người Anh muốn giảm bớt số di cư thuần - hiện ở mức gần một phần tư triệu người mỗi năm - và hầu hết trả lời các thăm dò dư luận rằng họ muốn 'giảm thật nhiều'. Nhưng điều đó là không thể. Chính quyền do đảng Bảo thủ dẫn đầu vốn đã đặt ra các hạn chế đối với nhập cư từ bên ngoài Liên minh châu Âu, chiếm gần một nửa tổng số (người nhập cư): các hạn chế hơn nữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi sống cùng nhau của vợ chồng, cha mẹ và con cái. Không đến mức phải (short of?) rời khỏi Liên minh châu Âu, điều Thủ tướng Cameron không muốn, ông sẽ không thể có bước tiến triển đáng kể (make a significant dent) nào đối với nhập cư từ Liên minh châu Âu, vì điều này sẽ làm tổn hại (compromise) quyền tự do đi lại giữa các nước thành viên.

Viện lý do vấn đề này sẽ làm mất chủ quyền quốc gia có thể dẫn đến một số ác cảm từ công chúng, tuy nhiên, Thủ tướng Cameron vẫn đang tìm cách khả thi để giảm, ít nhất phần nào, nhập cư từ Liên minh châu Âu. Ông đã hứa sẽ đảm bảo kiểm soát chuyển tiếp nghiêm ngặt (stringent) hơn đối với tự do đi lại dành cho các thành viên mới của Liên minh. Điều này có thể có nghĩa là, ví dụ, người Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ chỉ có thể làm việc tự do trên toàn Liên minh châu Âu chỉ khi GDP bình quân đầu người của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên bằng mức trung bình của Liên minh. Đây là một khái niệm gây tranh cãi, và cũng không mấy giúp ích gì cho ông Cameron, khi trong tương lai gần sẽ không có thành viên mới nào gia nhập Liên minh. Do đó, các cố vấn của Thủ tướng Anh đang xem xét một vài ý tưởng thay thế, hai trong số đó đã bị lọt ra ngoài.

Giải pháp thứ nhất sẽ là áp dụng "phanh khẩn cấp" đối với nhập cảnh từ bất kỳ thành viên Liên minh nào vượt quá một ngưỡng nhất định. Các nhà lập kế hoạch đảng Bảo thủ cho rằng các quy định hiện nay của Liên minh châu Âu, vốn cho phép những điều bắt buộc thi hành (diktat) của Liên minh được hoãn thi hành sau một cuộc khủng hoảng, có thể chấp nhận ý tưởng này. Tuy nhiên, tâm lý chung (mood music?) từ Brussels cho thấy họ sẽ không như vậy. Vì thế, theo nguồn tin từ đảng Bảo thủ (Tory), một ý tưởng được ưa thích hơn là giảm (put a dampener on) những người nhập cư có tay nghề thấp, bằng cách hạn chế họ tiếp cận các khoản khấu trừ thuế (tax credit) và các trợ cấp công việc khác. Điều này có thể đạt được bằng cách cấp cho họ số bảo hiểm quốc gia mà chỉ có thể được hưởng trợ cấp trong thời gian hạn chế. Do đó ý tưởng này có thể dễ được chấp thuận hơn (be more of a goer), không chỉ vì nó phù hợp với (chime with) các nỗ lực trước đó của Vương quốc Liên hiệp Anh và các thành viên Liên minh châu Âu khác, trong đó có nước Đức, nhằm làm cho hệ thống trợ cấp của họ ít hào phóng hơn đối với những người nhập cư gần đây. Tuy nhiên, ý tưởng này có thể sẽ không cắt giảm nhiều số di cư thuần của Vương quốc Liên hiệp Anh, điều ít nhất sẽ gây cho người Anh chút bất ngờ. Mặc dù đa số ủng hộ mạnh mẽ Thủ tướng Cameron trong nỗ lực hạn chế nhập cư, hầu như không ai nghĩ ông sẽ thành công.

Sơn Phạm
The Economist


Vì sao Vương quốc Anh hoài nghi về châu Âu?
Khối Thịnh vượng chung Anh để làm gì?
Tags: economics

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc