Vì sao nước Pháp rất nghiêm ngặt về khăn trùm đầu Hồi giáo?

Photo credit: voxeurop.

Ngày 01 tháng Bảy vừa qua, hầu hết người Pháp đã thở phào nhẹ nhõm khi Tòa án Nhân quyền Châu Âu ủng hộ (uphold) đạo luật năm 2010 của nước này về việc cấm đeo mạng (veil) che mặt ở những nơi công cộng. Sự kiện này tiếp sau một phán quyết khác trong tháng Sáu của tòa án phúc thẩm hàng đầu nước này tuyên bố một nhà trẻ tư nhân đã đúng khi sa thải nhân viên do từ chối cởi bỏ khăn trùm đầu Hồi giáo tại nơi làm việc. Tại Pháp, không mấy ai tranh cãi về những quy định như vậy. Tuy nhiên, chúng thường bị hiểu lầm ở các nước nơi đa văn hóa tự do từ lâu đã là tín ngưỡng (established creed). Vì sao người Pháp rất nghiêm ngặt về khăn trùm đầu Hồi giáo như vậy?

Nước Pháp tuân thủ (adhere to) hình thức chủ nghĩa thế tục (secular) nghiêm ngặt, gọi là laïcité, được thiết kế nhằm giữ tôn giáo tách khỏi đời sống công cộng. Nguyên tắc này được đưa vào luật năm 1905, sau cuộc đấu tranh khốc liệt chống lại giáo hội Thiên chúa giáo La Mã. Ngày nay, các ranh giới đó đã phần nào mờ nhạt. Ví dụ, người Pháp vẫn duy trì một số ngày lễ Thiên chúa giáo, chẳng hạn như Lễ Thăng thiên (Ascension). Tuy nhiên, các quy tắc thế tục trên toàn thể vẫn được duy trì. Ví dụ, ở Pháp không hề có chuyện trình diễn một vở kịch Chúa giáng sinh (nativity play) ở trường tiểu học công, hay tổng thống đặt tay lên cuốn Kinh thánh tuyên thệ nhậm chức.

Trong 30 năm qua, để đối phó với thái độ quả quyết ngày càng tăng trong cộng đồng 5-6 triệu người Hồi giáo ở nước này, nỗ lực cân bằng giữa nhu cầu tôn giáo và thế tục đã chuyển sang đạo Hồi. Sau một thập kỷ không rõ ràng về mặt luật pháp đối với việc đeo khăn trùm đầu tại các trường công, năm 2004, Chính phủ Pháp đã cấm tất cả các biểu tượng mang tính (conspicuous) tôn giáo, như khăn trùm đầu của người Hồi giáo, mũ chỏm của người Do Thái, thánh giá của người Cơ đốc giáo, không được xuất hiện tại các nơi công cộng như trường học tiểu bang hay hội trường thị trấn ở nước này. Sau đó vào năm 2010, 'lệnh cấm burqa' ở Pháp tiếp tục cấm khăn che mặt burqa ở những nơi công cộng. Những người chỉ trích cáo buộc nước Pháp là phi tự do, hạn chế tự do thể hiện tôn giáo, và áp đặt định nghĩa phương Tây về sự áp bức phụ nữ (female oppresion). Ví dụ, Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International), gọi phán quyết gần đây của tòa án châu Âu là 'bước lùi sâu sắc đối với quyền tự do biểu đạt và tự do tôn giáo'. Tuy nhiên, đối với người Pháp, đây là một phần trong nỗ lực không khoan nhượng (unapologetic) nhằm giữ thể hiện tôn giáo chỉ ở chỗ riêng tư, và phát huy bản sắc cộng hòa thế tục của nước này. Điều thú vị là, nhiều lãnh đạo Hồi giáo ôn hòa cũng ủng hộ lệnh cấm như một vũ khí (bulwark) chống lại Hồi giáo cực đoan (hard-line).

Nếu Tòa án châu Âu phán quyết ngược lại, nó sẽ dẫn tới làn sóng phản đối tại đây. Nước Pháp có sự ủng hộ đa đảng rộng rãi, cả hai cánh tả hữu, trong việc áp dụng nguyên tắc thế tục, và tòa án chấp nhận đây là một phần trong nỗ lực của Pháp nhằm khuyến khích một xã hội dựa trên nguyên tắc "sống cùng nhau". Nếu có điều gì, phán quyết (judgement) càng củng cố quyết tâm (resolve) của Pháp trong việc bảo vệ truyền thống thế tục của mình. Phán quyết (ruling) tháng trước đối với nhân viên nhà trẻ là lần đầu tiên lệnh cấm khăn trùm đầu Hồi giáo được mở rộng sang khu vực tư nhân. Trong vụ này, tòa án nhấn mạnh rằng phán quyết không nên được khái quát hóa, vì nó liên quan đến các quy tắc riêng của chính nhà trẻ đó. Tuy nhiên, tiền lệ đã được thiết lập, và khả năng là người Pháp trong tương lai sẽ càng siết chặt chứ không hề nới lỏng lệnh cấm khăn trùm đầu Hồi giáo.

Phương Thùy
The Economist

Tags: idea

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc