Thiệt hại do ùn tắc giao thông

Photo credit: alobacsi.

Hiếm có điều gì đoàn kết các nền văn hóa như nỗi thất vọng do việc phải ngồi lỳ trên ghế lái trong hàng dài giao thông như dậm chân tại chỗ (stationary) vì tắc đường (blockage) và không biết đến khi nào được giải thoát. Từ London tới Los Angeles, từ Berlin đến Bangalore, sự giận dữ sục sôi (seething) vì kẹt xe (standstill) là cảm giác chung của tất cả các tài xế. Những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông rất dễ hiểu (như tai nạn, giờ cao điểm; cơ sở hạ tầng yếu kém và tốc độ hay thay đổi trên các tuyến đường tắc nghẽn (congested)). Nhưng chi phí của tất cả việc chờ đợi này là gì?

Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu kinh doanh trụ sở tại London, cùng công ty dữ liệu giao thông INRIX, đã ước tính tác động do những chậm trễ như vậy đối với các nền kinh tế Anh, Pháp, Đức và Mỹ. Họ tính toán ba chi phí: việc ngồi trong xe khi tắc nghẽn giao thông làm giảm năng suất của lực lượng lao động như nào; chi phí vận chuyển gia tăng đẩy giá hàng hoá lên ra sao; và chi phí carbon tương đương do khói thải ra từ các ống xả (exhaust). Năm 2013, chi phí do tắc nghẽn ở 4 nước này lên tới 200 tỉ USD (0,8% GDP). Do đường bộ không được xây dựng kịp với sự gia tăng số lượng xe ôtô trên đường, con số này dự kiến sẽ tăng lên gần 300 tỷ USD năm 2030. Hai phần ba các chi phí phát sinh là do nhiên liệu và thời gian bị lãng phí mà có thể được dùng cho các mục đích khác, và phần còn lại do chi phí kinh doanh đắt đỏ hơn.

Nhưng các con số này che giấu (mask) sự khác biệt rất lớn giữa các nước. Ở Mỹ, chi phí tắc nghẽn trung bình của một hộ gia đình có ôtô ước tính là 1.700 USD/năm; ở Pháp, con số này là 2.500 USD. Nhưng giao thông đặc biệt tồi tệ ở Los Angeles khi mỗi người dân mất khoảng 6.000 USD/năm phải ngồi bất lực trước tay lái (twiddle their thumbs) khi bị kẹt xe với tổng chi phí lên tới 23 tỉ USD, ước tính vượt xa toàn bộ chi phí (do kẹt xe) của Vương quốc Liên hiệp Anh. Tuy nhiên, những chi phí này vẫn chưa tính đến giá khí thải carbon dioxide. Tổng cộng, hơn 15.000 kiloton khí CO₂ thừa được thải ra mỗi năm, mà có thể cần tới 350 triệu USD để bù đắp (offset) theo giá thị trường hiện tại. Ở thành phố tắc nghẹt (choked-up) Los Angeles, tới 50 triệu USD phải được dự phòng (set aside).

Thế nhưng, giải quyết ùn tắc không hề dễ dàng. Xây dựng thêm nhiều đường hoặc mở rộng các tuyến đường hiện tại có thể lại dẫn đến nhiều xe trên đường hơn nữa, theo ông Dominic Jordan, chuyên gia phân tích chính về dữ liệu của INRIX. Trên thực tế, đầu tư, việc làm nhiều hơn và tăng trưởng GDP đều là nhân tố góp phần làm tăng lưu lượng giao thông và các chi phí liên quan: khi mọi người cảm thấy giàu có hơn, họ phung phí tiền (splurge) vào xe cộ và xăng. Mạng lưới đường bộ thông minh tính phí người đi đường khi di chuyển vào các giờ cao điểm hoặc sử dụng bảng hiệu điện tử để khuyến khích (nudge) lái xe với tốc độ đồng đều hơn, có thể giúp giảm kẹt xe. Nhiều ôtô điện sẽ làm giảm lượng khí thải carbon, trong khi những chiếc xe không người lái một ngày nào đó sẽ biến ùn tắc giao thông thành dĩ vãng. Nhưng cho đến khi đó thì các tài xế sẽ vẫn loay hoay với tốc độ số hai (second gear), và các chi phí do kẹt xe sẽ vẫn ngày một chồng chất.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc