Công nghệ đe dọa ngành bảo hiểm như thế nào?

Dublin people. Photo courtesy Paolo Trabattoni.

Có nhiều thiết bị có kết nối với web hơn so với tổng số dân trên toàn thế giới. Điện thoại thông minh, băng tay thể dục, xe hơi, nhà máy công nghiệp và thậm chí cả đồ gia dụng cho ra đời (churn out) hàng loạt dữ liệu thời gian thực. Các cảm biến giá rẻ và "cơn sóng thần" dữ liệu do chúng tạo ra có thể cải thiện cuộc sống của chúng ta; các hộp đen trong xe hơi có thể cho chúng ta biết làm thế nào để lái xe cẩn thận hơn và các thiết bị đeo (giống như chiếc đồng hồ Apple mới giới thiệu tuần trước) sẽ thúc đẩy (nudge) chúng ta hướng về lối sống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, trong khi người tiêu dùng và các bác sĩ phẫu thuật nói chung có thể chào đón những phát triển như vậy, chúng đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với một số công ty bảo hiểm. Các thiết bị thu thập dữ liệu có thể báo trước điều tồi tệ (spell doom) tới một bộ phận doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?

Bảo hiểm dựa trên động năng của thông tin không hoàn hảo. Các cá nhân có những nguy cơ lớn hơn hay nhỏ hơn về tất cả các loại bệnh tật, từ tai nạn xe cộ cho đến ung thư. Nhưng vì những người ở mức nguy cơ rắc rối cá nhân thấp nhất không phải lúc nào cũng ý thức được về vận may của họ, họ tìm đến bảo hiểm cho những rắc rối này cùng với những người dễ bị ốm nặng hay phải đối mặt với những khó khăn khác. Những người không may mắn và may mắn nộp phí bảo hiểm vào một quỹ chung và các khoản thanh toán không được sử dụng của những người may mắn trang trải các chi phí của những người bất hạnh, số tiền còn lại là lợi nhuận của công ty bảo hiểm. Nhưng sự không chắc chắn là nền tảng của việc cần thiết phải bảo hiểm hiện đang thu hẹp lại nhờ những hiểu biết tốt hơn về rủi ro cá nhân. Khối lượng ngày càng tăng về dữ liệu riêng tư có sẵn cho các cá nhân và đặc biệt là với các doanh nghiệp khiến những ai với sức mạnh xử lý cần thiết có khả năng phân biệt giữa các cá nhân có nguy cơ thấp và các cá nhân có nguy cơ cao (và những người ở giữa). Nhờ đổi mới công nghệ, các cảm biến theo dõi từng cử động của chúng ta đang trở nên rẻ hơn, thông minh hơn và phổ biến hơn.

Điều này, theo một số cách, có thể làm đảo lộn (upend) các mô hình kinh doanh bảo hiểm hiện có. Các hành vi tốt hơn là kết quả từ các thiết bị thông minh là một trong những mối đe dọa này. Quỹ vốn chung về nguy cơ truyền thống (ví dụ, đối với bảo hiểm nhà hoặc xe hơi) đang thu hẹp lại do những tai nạn có thể ngăn ngừa được suy giảm, khiến những gã khổng lồ chậm chân của ngành công nghiệp này gặp rủi ro. Ngành kinh doanh này, thay vào đó, đang tiến đến các công ty bảo hiểm có bản chất là kỹ thuật số, nhiều trong số này đang chào các mức phí thấp cho những người sẵn sàng thu thập và chia sẻ dữ liệu của họ. Tuy nhiên, những người chiến thắng lớn nhất có lẽ là các công ty công nghệ cao hơn là những công ty hiện đang thống trị ngành công nghiệp này. Ngành bảo hiểm đang ngày càng phụ thuộc vào việc sử dụng công nghệ để thay đổi hành vi; các công ty hoạt động như "cha mẹ trực thăng" đối với những người tham gia bảo hiểm, cảnh báo về những tác hại sắp xảy ra - đi chậm lại, ít đường thôi; gọi thợ sửa ống nước - cách tốt hơn để giảm những khoản tiền không cần thiết. Tuy nhiên, mối quan hệ kiểu "Bà mẹ lớn" này dựa trên sự tin tưởng, và những Google và Apple của thế giới, mà người tiêu dùng tin tưởng hàng ngày hàng giờ, có lẽ ở vị trí tốt nhất để giành chiến thắng mảng kinh doanh này. Hầu hết các đại gia công nghệ đang gấp rút xây dựng nền tảng y tế. Không đến mức phải có trí tưởng tượng cao siêu mới có thể hình dung được phương pháp này sẽ mở rộng tới việc giám sát nhà cửa, xe hơi, và nhiều người thứ khác.

Vấn đề liệu các công ty công nghệ có thực sự quan tâm gia nhập ngành bảo hiểm hay không là chưa rõ ràng. Giải thưởng dành cho các doanh nghiệp thành công nhất có thể sẽ rất lớn; năm ngoái, các công ty bảo hiểm thu được lợi nhuận ước tính khoảng 338 tỷ USD. Nhưng ngành công nghiệp này cũng sẽ phải đối mặt với sự kiểm soát và điều tiết nghiêm ngặt hơn, khi các chính phủ tìm cách để đảm bảo rằng những rủi ro từ gen xấu hay bất hạnh không khiến một số cá nhân không được bảo hiểm hay phá sản. Và như cuộc khủng hoảng tài chính đã nhắc nhở chúng ta, dữ liệu tốt nhưng hạn chế và các thuật toán mạnh mẽ vẫn còn rất nhiều khoảng trống cho sự tích tụ rủi ro một cách tai hại. Có những nguy hiểm mà ngay cả đồng hồ Apple cũng không thể bảo vệ chúng ta.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc