Vì sao lãi suất âm đã xuất hiện và vì sao chúng sẽ không cứu nổi nền kinh tế toàn cầu?

Photo courtesy FuFu Wolf.

Các nhà kinh tế cho rằng nó không thể (hoặc ít nhất là không nên) xảy ra. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương các nước giàu đang bắt đầu áp dụng tỷ lệ lãi suất âm. Tháng 6 năm 2014, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã bắt đầu trả -0,1% cho các khoản tiền gửi, trước khi hạ lãi suất xuống -0,2% vào tháng Chín. Đan Mạch và Thụy Sĩ cũng có lãi suất âm. Và ngày 12 tháng 2, người Thụy Điển đã nhập hội: Riksbank giảm tỷ lệ lãi suất cơ bản xuống -0.1%. Các ngân hàng trung ương hy vọng rằng tiến vào vùng lãi suất âm sẽ thúc đẩy nền kinh tế của họ theo một số cách. Liệu có được không?

Khi một nền kinh tế đang gặp khó khăn, thông thường ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất. Điều này khiến tiết kiệm kém hấp dẫn và đi vay hấp dẫn hơn, làm tăng số lượng tiền được chi tiêu và phục hồi kinh tế. Nhưng lạm phát rất thấp có thể khiến cho ngân hàng trung ương gặp khó khăn. Nhiều nền kinh tế lớn đang gặp phải "giảm phát", nơi mà giá cả đang giảm. Ví dụ, trong khu vực đồng euro, tỷ lệ lãi suất chính là 0,05% nhưng tỷ lệ lãi suất "thực tế" (hay điều chỉnh theo lạm phát) cao hơn đáng kể, 0,65%, vì lạm phát ở khu vực đồng euro đã ở mức âm -0.6 %. Nếu giảm phát tồi tệ hơn, tỷ lệ lãi suất thực sẽ tăng cao hơn nữa, và sẽ bóp nghẹt chứ không phải là kích thích sự phục hồi kinh tế. Để tránh cái bẫy này, nhiều hơn nữa các ngân hàng trung ương châu Âu đã "lội" vào vùng lãi suất âm không mấy quen thuộc.

Một số nhà kinh tế cho rằng điều này là nguy hiểm. Một số nghĩ nó không nên xảy ra một chút nào. Do tiền mặt có một tỷ lệ lãi suất ngầm là 0%, người tiêu dùng có thể phản ứng với tỷ lệ lãi suất âm bằng cách rút tiền từ các ngân hàng và cất dưới nệm của họ. Hậu quả của việc thiếu vốn có thể cho vay sẽ đẩy lãi suất lên cao (mặc dù có lẽ không trước khi gây ra một cuộc đổ xô rút tiền khỏi ngân hàng khiến nghiền nát nền kinh tế). Các ngân hàng trung ương đang đánh cược rằng người tiết kiệm sẽ không nhanh chóng bỏ trốn (run for the hills) - xét cho cùng, cất giữ tiền là tốn kém và nguy hiểm. Nhưng tỷ lệ lãi suất âm có thể gây ra bất ổn tài chính theo nhiều cách khác. Các ngân hàng có thể không sẵn sàng chuyển lãi suất âm sang phía người gửi tiền, vì sợ sẽ mất khách cho các tổ chức tài chính khác (hoặc nệm). Nhưng chính các ngân hàng này có thể kiếm được lợi nhuận trên các tài sản thay đổi theo lãi suất của mình. Các hội xây dựng, một dạng ngân hàng thuộc sở hữu lẫn nhau ở Anh, đặc biệt phụ thuộc vào các khoản tiền gửi của họ, vì vậy không sẵn lòng giảm lãi suất huy động dưới không. Nhưng họ có các tài sản, như các khoản thế chấp, với lãi suất thanh toán theo hợp đồng liên kết đến lãi suất. Với các tổ chức ở vị trí này, lãi suất âm sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp hơn, và cuối cùng là sự suy giảm vốn. Những tổ chức tài chính bị thiệt hại không có khả năng cung cấp năng lượng cho phục hồi (kinh tế) nhanh chóng.

Liệu những tác động khác có thể nhẹ hơn hay không vẫn cần phải xem xét. Sự táo bạo trong việc tiến đến lãi suất âm có thể thuyết phục người tiêu dùng rằng các ngân hàng trung ương nghiêm túc chiến đấu với giảm phát - hoặc dẫn họ đến kết luận rằng thậm chí lãi suất bằng không cũng không thể giữ lạm phát và lãi suất không giảm. Tuy nhiên, hy vọng tốt nhất cho thành công nằm ở thị trường ngoại hối. Lãi suất âm có thể khiến các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài, dẫn đến mất giá đồng tiền. Điều đó sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu, giúp chống lại tình trạng giảm phát và đưa ra một thúc đẩy kích thích tăng trưởng với các nhà xuất khẩu. Kể từ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu áp dụng lãi suất huy động âm, đồng euro đã giảm so với đồng USD gần 20%. Không phải ngẫu nhiên mà ngân hàng trung ương của Đan Mạch đã theo đuổi lãi suất âm nhiệt thành như vậy - mục tiêu duy nhất của ngân hàng này là một tỷ giá hối đoái cố định với đồng euro đang giảm mạnh. Nếu các đồng tiền giảm vừa đủ, thì lãi suất âm có thể thành công - miễn là giá cả giảm ở nơi khác không dẫn đến việc nền kinh tế toàn cầu lao vào vùng lãi suất dưới không thêm nữa.

Thành Đạt
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc